Việt Nam - Thị trường ưa thích của tội phạm mạng tấn công qua nền tảng Android
Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với smartphone nhưng cũng là mục tiêu ưa thích của các ứng dụng độc hại Android khi đó các thiết bị di động cá nhân có thể là mục tiêu cấn công của tội phạm mạng
- Bùng nổ tấn công mạng vào hệ thống làm việc online mùa COVID-19
- Mandrake: phần mềm độc hại ẩn trong hàng chục ngàn điện thoại Android
- Ngày càng nhiều phần mềm độc hại trên iOS và Android
Theo Nghiên cứu của công ty bảo mật ESET có trụ sở tại Slovakia, Ấn Độ và Việt Nam được xếp hạng trong số 5 quốc gia hàng đầu trên thế giới bị tấn công bởi phần mềm độc hại Android/ FakeAdBlocker. Ngoài ra, tại châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia bị tấn công nhiều nhất bằng phần mềm độc hại Android.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Tốc độ tăng trưởng nhanh và việc sử dụng công nghệ ngày càng phổ biến chứng kiến sự lớn mạnh của nhiều thiết bị di động trên thị trường.
Trên thị trường thiết bị di động Android của Việt Nam ngày càng xuát hiện nhiều các phần mềm độc hại.
Với 61,3 triệu điện thoại thông minh đang được sử dụng, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là những lo ngại về an ninh mạng. Các thiết bị di động dễ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, cũng như có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại thông qua ứng dụng, email và thậm chí cả tin nhắn văn bản.
Phần mềm độc hại Trojan Android “Android/FakeAdBlocker” là phần mềm “giả danh” như một trình chặn quảng cáo cho thiết bị di động Android. Nó cài đặt phần mềm quảng cáo và có thể là phần mềm độc hại khác khi người dùng tìm kiếm một trình chặn quảng cáo hợp pháp cài đặt chúng từ các trang web hoặc cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba.
Phần mềm độc hại thường ẩn biểu tượng trình khởi chạy sau lần khởi chạy đầu tiên, theo đó không chỉ cung cấp phần mềm độc hại hoặc quảng cáo có nội dung người lớn không mong muốn mà còn tạo ra các “sự kiện spam” trong lịch iOS và Android.
Những quảng cáo này thường khiến “nạn nhân” mất tiền bằng cách gửi tin nhắn SMS giá cao, đăng ký các dịch vụ không cần thiết hoặc tải xuống các phần mềm và ứng dụng độc hại. Phần mềm độc hại này cũng sử dụng các dịch vụ rút ngắn URL để tạo liên kết đến quảng cáo nhằm kiếm tiền từ các cú click chuột.
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức tăng đầu tư 400 triệu USD, chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có thể sánh ngang với Indonesia với tư cách là thị trường tăng trưởng của Đông Nam Á về đầu tư công nghệ. Do đó, an ninh mạng cũng đang trở nên quan trọng hơn tại Việt Nam với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho an ninh mạng.
Trong khi phần mềm độc hại như Android/FakeAdBlocker tiếp tục là mối quan ngại ngày càng tăng ở cả Việt Nam và Ấn Độ, các doanh nghiệp và người dùng cá nhân có thể sử dụng các bước cần thiết để bảo mật thiết bị. Các phương pháp bảo mật phổ biến gồm chỉ tải xuống phần mềm từ các nguồn đáng tin cậy và không dễ dàng nhấp chuột vào các liên kết.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận