Cảnh báo sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan ở các đại dương đang đe dọa hệ sinh thái biển
Qua nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học công bố nồng độ oxy hòa tan trong nước đang suy giảm trên khắp các đại dương. Một nghiên cứu mới của UC Santa Barbara và Đại học Nam Carolina (Mỹ) ghi nhận hơn một chục loài cá đã di chuyển đến vùng nước nông hơn để đáp ứng với điều kiện oxy cần thiết của chúng.
- Bà đỡ cho rùa biển ở Côn Đảo
- Cá mặt trăng quý hiếm dạt vào bãi biển Sunset (Mỹ)
- Bảo vệ môi trường - PepsiCo giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất vào năm 2030
Cá có thể chết do thiếu oxy hay nói cách khác cá cần oxy để thở, chỉ khác là chúng cần oxy hòa tan trong nước chứ không phải trong không khí, quá ít lượng oxy hòa tan trong nước sẽ gây nguy hiểm đối với sự sống của chúng, bởi vậy chúng phải di chuyển đến nơi có nhiều oxy hơn để duy trì sự sống.
Theo các nhà khoa học, cá mập, cá ngừ, cá kiếm marlin và các loài cá lớn khác có nguy cơ đặc biệt cao, với nhiều hệ sinh thái quan trọng có nguy cơ sụp đổ. Vùng chết, nơi thiếu oxy, đã tăng gấp bốn lần trong nửa thế kỷ qua, và cũng có ít nhất 700 khu vực có oxy ở mức thấp nguy hiểm.
Tất cả các loài cá đều cần oxy hòa tan, nhưng loài cá lớn đặc biệt dễ bị tổn thương do lượng oxy cạn kiệt. Bằng chứng cho thấy mức độ cạn kiệt oxy đang buộc chúng phải di chuyển về phía mặt nước và đến các khu vực nông của biển, nơi chúng dễ bị đánh bắt hơn.
Nghiên cứu, được công bố trên Global Change Biology, kéo dài 15 năm khảo sát và đo đạc. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tính toán đến các phát hiện trong quản lý và bảo tồn nghề cá, hoặc rủi ro thực hiện các chiến lược khai thác bền vững các tài nguyên từ đại dương.
Tác giả chính Erin Meyer-Gutbrod cho biết: ‘Nghiên cứu này phát hiện ra rằng oxy đang giảm ở tất cả các độ sâu mà chúng tôi khảo sát: từ 50 mét đến 350 mét, và vì vậy một số loài cá dường như đang di chuyển lên các vùng nước nông hơn để đến khu vực có nồng độ oxy hòa tan cao hơn’.
Nồng độ oxy đang giảm vì một số lý do, hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu hơn bao giờ hết, làm ấm lên toàn cầu, nhiệt độ tăng làm nước ấm hơn giữ ít oxy hòa tan hơn.
Một số loài cá cũng có xu hướng thở dễ dàng hơn ở vùng nước nông vì một trong những nguồn oxy hòa tan chính là sự hòa trộn khí quyển ở bề mặt. Thật không may, nhiệt độ tăng cao đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt về mật độ giữa các vùng nước khác nhau, nước sâu mát và nước ấm trên bề mặt. Điều này đã làm cho đại dương phân tầng, giữ cho oxy không trộn lẫn vào độ sâu khác nhau.
Các nhà khoa học đã xác định được 60 loại cá được quan sát đủ thường xuyên để đưa vào hệ thống phân tích, cho kết quả đáng ngạc nhiên. Trong 15 năm, bốn loài di chuyển sâu hơn trong khi 19 loài di cư đến vùng nước nông hơn. Meyer-Gutbrod nói: “Một phần ba số loài phân bố nông hơn theo thời gian. Cá nhân tôi nghĩ đó là một kết quả đáng chú ý trong một khoảng thời gian ngắn như vậy”.
Ngoài lượng oxy hòa tan, nhóm nghiên cứu cũng đo nhiệt độ và độ mặn, những yếu tố này tương đối ổn định trong khung thời gian. Và trong khi môi trường sống mà họ nghiên cứu chỉ trải dài 10 km, chúng bao gồm một phạm vi độ sâu lớn. Mức độ nhỏ của phạm vi nghiên cứu thực sự đã giúp giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu, hầu hết các điều kiện không đổi trong suốt các cuộc khảo sát ngoại trừ độ sâu.
Hậu quả của xu hướng này có thể rất nghiêm trọng. Đồng tác giả Milton Love, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Biển của UC Santa Barbara, cho biết: ‘Điều này dường như đang xác minh một giả thuyết khá đáng sợ và kết quả cuối cùng sẽ có loài không thích nghi được với sự thay đổi này dẫn đến sự tuyệt chủng đồng nghĩa đe dọa sự cân bằng hệ sinh thái chung của biển’.
Hơn nữa, kết quả từ các nghiên cứu khác cho thấy nhiệt độ bề mặt ngày càng tăng đang khiến nhiều loài cá phải xuống sâu hơn để tránh nóng. Điều này có nghĩa là môi trường sống của cá có thể bị đẩy từ trên xuống sâu hơn bởi nhiệt, và một số loài đang sống ở tầng sâu phải ngoi dần lên vì thiếu oxy. Meyer-Gutbrod nói: “Vì vậy, bây giờ dải độ sâu mà chúng có thể sinh sống ngày càng hẹp dần theo thời gian.”
Một mối quan tâm khác là sự thu hẹp môi trường sống của các loài cá, khiến chúng sẽ tập trung nhiều hơn vào một khu vực điều này dẫn đến khả năng là chúng sẽ dễ bị đánh bắt hơn việc này đồng nghĩa nếu lâu dài sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn cá, và làm ảnh hưởng chuỗi sinh thái chung của đại dương.
Việc chấm dứt đánh bắt quá mức là một hành động cần thiết điều đó có thể sẽ khôi phục quần thể cá, tạo ra hệ sinh thái đại dương cân bằng, giảm ô nhiễm CO2 và tăng thu hồi carbon, nghề cá sẽ có lợi hơn và cộng đồng ven biển phát triển mạnh.
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi nhận thức, sửa đổi các quy định về nghề cá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững tăng và duy trì số lượng các loài cá, ổn định hệ sinh thái biển.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận