Những ngành hàng nhập khẩu tiềm năng từ Trung Quốc dành cho doanh nhân Việt Nam
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và các doanh nhân khi nhắc đến thị trường Trung Quốc đều nghĩ ngay đến việc xuất khẩu các mặt hàng như thủy sản, hoa quả, nguyên liệu thô.
- "Món ăn nên thuốc" trong mùa dịch
- Bốn biện pháp cơ bản để giảm huyết áp mà không dùng thuốc
- Cấp cứu thành công một bệnh nhân uống thuốc còn nguyên vỏ
Tuy nhiên, những doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu với con mắt nhìn đa chiều luôn thấy việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc và tiêu thụ nội địa mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, chúng tôi cùng bạn điểm mặt một số mặt hàng nhâp khẩu cực kỳ tiềm năng đến nay còn nhiều hạn chế trong mối quan hệ giao thương Việt - Trung.
Biểu đồ: So sánh dữ liệu nhập khẩu Trung – Việt trong năm 2020 và 2021
Tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu và nguyên liệu tinh dầu là mặt hàng được tiêu thụ rộng rãi. Ở Việt Nam, giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng rất đều qua các năm. Năm 2010 con số được Trend Economy thống kê là $355.110.340 cho toàn ngành tinh dầu, nước hoa. Mức tăng trưởng lần lượt đến nay là:
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Giá trị nhập khẩu (USD) | 606.557.825 | 613.291.520 | 673.598.089 | 792.608.884 | 863.168.532 | 900.978.837 |
Tăng trưởng (%) | 8.25 | 1.11 | 9.83 | 17.66 | 8.9 | 4.38 |
Đây là những con số biết nói. Bởi chúng ta đã chứng kiến những năm dịch covid-19 càn quét mạnh nhất là 2019 và 2020 thì mức tiêu thụ nội địa vẫn tiếp tục tăng lên. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu tinh dầu liên tiếp tăng trưởng âm:
Năm | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Giá trị nhập khẩu (USD) | 307.758.495 | 351.793.221 | 345.415.543 | 324.324.963 |
Tăng trưởng (%) | -3.92 | 14.30 | -1.81 | -6.10 |
Có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam đang tiêu thụ nhiều hơn và rất tiềm năng bùng nổ ngay khi đại dịch được ổn định.
Tinh dầu và nước hoa đa số được nhập từ Ấn Độ, Châu Âu và Trung Quốc. Trong đó lợi thế từ khoảng cách địa lý và giá thành rẻ mang đến mũi nhọn cạnh tranh cho các nhà nhập khẩu. Điện Tử Ngày Nay sẽ đi chi tiết hơn vào các mặt hàng tinh dầu mà Trung Quốc có giá xuất quốc tế rẻ hơn các nước trong một bài viết gần nhất. Mời các bạn theo dõi đón đọc.
Nhân sâm và TAM THẤT BẮC
Địa hình gần xích đạo hơn và khí hậu nóng hơn là bất lợi của Việt Nam trong ngành trồng nhân sâm, mặc dù đây là loại cây cho giá trị cực cao, lãi suất rất tốt. Việt Nam nổi tiếng với Sâm Ngọc Linh và các dòng Panax Vietnamensis, tuy nhiên số lượng lại cực kỳ hạn chế.
Nếu đem so sánh với các loại Panax Pseudoginseng của Trung Quốc hay Panax Notoginseng của Hàn Quốc thì con số còn quá khiêm tốn. Chúng ta chỉ có miền bắc, các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu cùng khu vực miền trung Kontum, Đắk Lắk là phù hợp với giống cây này.
Trà hoa tam thất được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam (ảnh minh họa).
Về mặt tiêu thụ, nhân sâm tam thất bắc là mặt hàng ưa thích của người Việt. Ở đây có thể nói cầu tạo ra cung. Các nhà hàng gà tần sâm, hiệu đông y thuốc bắc… là những người mua cuối phổ biến, rải đều cả nước. Cần phải tăng rất nhiều lần số lượng sản xuất trong nước mới bù được lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là điểm tiềm năng cho các nhà nhập khẩu.
Ở tầm nhìn xa hơn, Việt Nam đang thiếu rất nhiều nhà máy chiết xuất tinh chất từ nhân sâm. Những tinh chất sử dụng rất nhiều trong sản xuất y dược như Saponin, Flavonoids, Denichine có giá trị rất cao và thị trường Âu – Mỹ luôn sẵn sàng mua với số lượng không giới hạn.
Thống kê giá trị thành phẩm Ginseng toàn cầu năm 2008:
NƯỚC | TRUNG QUỐC | HÀN QUỐC | CANADA | MỸ | NƯỚC KHÁC |
THÀNH PHẨM (tấn) | 44.749 | 27.480 | 6.486 | 1.054 | 311 |
THỊ PHẦN % | 55.9 | 34.3 | 8.1 | 1.3 | 0.4 |
Máy móc nông nghiệp
Đối với một đất nước đang nhập siêu các loại máy móc như Việt Nam, không thể phủ nhận cung cấp máy móc nông nghiệp là ngành siêu lợi nhuận. Trong số 72.04 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2021 có đến 16,73 tỷ USD là từ máy móc, thiết bị, phụ tùng. Tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm 2020.
Các công ty xuất nhậu khẩu tại Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái là những đơn vị nắm rõ nhất ngạch hàng này. Kể từ khi mở cửa đến nay, không ít các doanh nghiệp tại các thành phố biên giới làm giàu từ việc buôn bán máy móc nông nghiệp. Với tỷ trọng ngành nông nghiệp cả nước còn rất lớn, lượng tiêu thụ gần như là không giới hạn.
Máy móc nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn
Du lịch
Khách du lịch Trung Quốc cực kỳ ưa thích Việt Nam. Đây là nhận định chung của rất nhiều doanh nghiệp Việt kinh doanh du lịch và cũng là thực tế qua những con số thống kê.
Đặc biệt là thói quen mua sắm rất nhiều từ du khách mang lại nguồn tiền khổng lồ cho ngành bán lẻ, nhất là các mặt hàng truyền thống, quà tặng. Điểm đến yêu thích của du khách Trung có thể kể đến Hạ Long, Nha Trang, Hà Nội, Hội An.
Du thuyền Hạ Long (ảnh minh họa).
Những năm 2013-2014 trước đại dịch covid-19 là thời điểm cực kỳ bùng nổ của du lịch Trung Quốc – Việt Nam. Nhiều đoàn khách lớn đến hàng nghìn người phải sử dụng từ 10-20 hướng dẫn viên để dẫn đoàn đã để lại hình ảnh cực kỳ ấn tượng, biểu trưng cho sức phát triển của ngành.
Nhu cầu du lịch toàn cầu đang bị dồn nén như 1 chiếc lò xo. Đây là thời điểm rất tốt để chuẩn bị cho các kế hoạch đón lượng lớn du khách sẽ ồ ạt đến ngay sau khi các chính sách mở cửa trở lại.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận