Khôi phục ngành hàng không cần kế hoạch tổng thể
Diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn rất phức tạp khiến cho lộ trình khôi phục ngành hàng không càng trở nên gian nan nên để hồi phục trở lại ngành này nhà chức trách hàng không cần phải đưa ra kế hoạch tổng thể hỗ trợ các hãng bay có thể sớm khôi phục hoạt động.
- Bắc Giang khôi phục hoạt động của hai công ty sản xuất linh kiện cho Foxconn
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU tung gói cứu trợ 759 tỉ USB để khôi phục kinh tế của khối
- Bộ TT&TT chuyển nhiệm vụ về chuyển đổi số từ Vụ CNTT sang Cục Tin học hóa
Theo đó, Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương báo cáo tổng thể giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không. Thời hạn báo cáo trước ngày 15/12.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu và có ý kiến về các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) về việc hỗ trợ các hãng hàng không.
Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không vay ưu đãi.
Để khôi phục lại đường hàng không thì các hãng bay cần cần được hỗ trợ từ chính sách cùng với kế hoạch tổng thể cho lộ trình trở lại bầu trời.
Văn bản do Tổng thư ký VABA Bùi Doãn Nề ký nêu rõ: "Từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiện".
Báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy, nhu cầu cần được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn là cấp bách và quan trọng nhất.
VABA đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận và có văn bản kiến nghị Chính phủ và Quốc hội và các bộ, ngành liên quan cho các hãng hàng không khác vay gói tái cấp vốn 4.000 - 6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm). Số vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng, vào quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.
VABA cũng đề nghị cho các hãng hàng không được vay gói 25.000 - 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%) nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì, duy trì hoạt động và phát triển trong và sau dịch.
Cùng với đó, hiệp hội này đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay về mức tối thiểu trong biểu thuế Bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành tức là về mức 1.000 đồng/lít.
Về mức phí, khung giá hỗ trợ theo Thông tư của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, VABA đề nghị Bộ GTVT cho phép áp dụng mức hỗ trợ theo hướng: Từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022, áp dụng khung giá với mức tối thiểu bằng 50% mức tối thiểu, mức tối đa bằng 50% mức tối đa quy định tại Thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận