Google Doodle Ngày Trái đất 2022: Tác động của biến đổi khí hậu
Goolge Doodle Ngày Trái đất 2022 thể hiện tác động của biến đổi khí hậu đối với bốn khu vực khác nhau trên hành tinh xanh, bao gồm hình ảnh thực từ núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi; sông băng Sermersooq ở Greenland; rạn san hô Great Barrier ở Australia; rừng Harz ở Elend, Đức.
- Biển Wadden có gì đặc để Google doodles kỷ niệm 12 năm công nhận là di sản thế giới?
- Google Docs: Cài đặt đồng bộ hóa ngoại tuyến để tránh mất dữ liệu
- Doodle hang Sơn Đoòng hiện diện trên Google tìm kiếm
Ngày Trái đất ra đời như thế nào?
Ban đầu, Ngày Trái đất (Earth Day - ED) được đề xuất bởi John McConnell, một nhà hoạt động vì hòa bình sinh thái vào năm 1969 tại một hội nghị của UNESCO ở San Francisco. McConnell đã đề xuất một ngày để tôn vinh sự sống và vẻ đẹp của Trái đất cũng như thúc đẩy hòa bình. Ngày Trái đất đầu tiên được tổ chức vào ngày 21/3/1970 - ngày đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu.
Kết quả là một danh sách các cam kết và trách nhiệm đã được ký bởi hơn 30 nhà lãnh đạo thế giới. Một năm sau, vào ngày 22/4/1970, Ngày Trái đất Thế giới chính thức đầu tiên được thành lập và đã mở rộng ra hơn 180 quốc gia trong một thời gian rất ngắn
Ngày này sau đó đã được thể hiện trong một lời tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc U Thant là một ngày hành động toàn cầu. Ngày nay, Ngày Trái đất vào ngày xuân phân (20 hoặc 21/3) vẫn được tổ chức ở nhiều thành phố tại Mỹ, như ở San Francisco và các thành phố khác ở California.
Mục tiêu của Ngày Trái đất
Ngày Trái đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái đất. Ngày Trái đất lần đầu được tổ chức như một cuộc hội thảo về môi trường vào ngày 22/4/1970 dưới sự tài trợ của Thượng nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson.
Một tổ chức được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đã đưa Ngày Trái đất lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia.
Ngày Trái đất hiện tại được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia. Nhiều cộng đồng thậm chí còn tổ chức sự kiện Tuần Trái đất - một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường.
Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố, ngày 22/4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất (International Mother Earth Day).
Google cập nhật Doodle mang tên "Ngày Trái đất năm 2022"
Nhân dịp đặc biệt này, Google đã cập nhật ảnh đại diện trên trang chủ bằng một doodle mới. Doodle mang tên "Ngày Trái đất năm 2022" được thiết kế dưới dạng ảnh động, sử dụng các hình ảnh tua nhanh theo thời gian thực từ Google Earth Timelapse và các nguồn khác.
Google Doodle Ngày Trái đất 2022 thể hiện tác động của biến đổi khí hậu đối với bốn khu vực khác nhau trên hành tinh xanh, bao gồm hình ảnh thực từ núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi; sông băng Sermersooq ở Greenland; rạn san hô Great Barrier ở Australia; rừng Harz ở Elend, Đức.
Bốn khu vực Google doodle Ngày Trái đất 2022 thể hiện tác động của biến đổi khí hâu.
Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận