Think Report: báo cáo chuyên sâu nhân kỷ niệm 30 năm ra mắt ThinkPad
Nghiên cứu chuyên sâu vừa được Lenovo thực hiện nhằm tìm để hiểu thói quen, suy nghĩ, xác định những lỗ hổng trong tư duy và khám phá những phương thức tư duy mới thông qua công nghệ, từ đó kiến tạo một tương lai tốt hơn cho mọi người.
Báo cáo Think Report đầu tiên vừa được Lenovo đưa ra cho thấy, có một xu hướng tư duy thoả hiệp trong thế giới ngày nay; những người tham gia khảo sát trên toàn cầu cho rằng họ làm việc kém hiệu suất khoảng hai tiếng mỗi ngày do không có khả năng suy nghĩ có chủ đích, chủ yếu do kiệt sức, căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần mà họ đã trải qua từ những thay đổi to lớn trong xã hội trong hai năm qua.
Bản báo cáo được tiến hành với hơn 5.700 người trên khắp Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản tham gia và được công bố ngay sau lễ kỷ niệm 30 năm Lenovo ThinkPad. Mục đích là nhằm giúp mọi người trong độ tuổi lao động hiểu về tầm quan trọng của “tư duy thực sự” và hướng họ đến việc sử dụng công nghệ một cách thông minh, hợp tác hơn - và ít bị ảnh hưởng hơn, không mất tập trung vào cuộc sống và sự phát triển.
“Thật bất ngờ khi thấy rằng mọi người trên toàn cầu cảm thấy rằng tiến bộ xã hội đang gặp nguy hiểm vì thiếu đi tư duy thực sự. 80% những người được khảo sát tin rằng chúng ta, với tư cách là một xã hội, cần phát triển một cuộc cách mạng mới về tư duy. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra mắt ThinkPad, đây là thời điểm quan trọng để đánh giá lại cách những công nghệ xoay quanh con người có thể thúc đẩy tư duy tốt hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta - từ nhà đến nơi làm việc đến trường học và hơn thế nữa.”. Emily Ketchen, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Marketing (CMO), bộ phận kinh doanh Intelligent Devices Group của Lenovo, nhận xét.
Điều đáng chú ý là những người tham gia khảo sát phần lớn đều cảm thấy rằng các sự kiện bên ngoài trong vài năm qua (ví dụ: COVID-19, gián đoạn kinh tế,…) đang góp phần gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng mất tập trung, gia tăng đa nhiệm và mệt mỏi, điều này càng làm suy giảm chất lượng tư duy của họ. Trong đó, chỉ 34% nói rằng họ dành "tất cả" hoặc "hầu hết" thời gian tư duy của mình để tư duy rõ ràng, sâu sắc và hiệu quả. 75% giám đốc mảng CNTT trên toàn cầu nói rằng các đồng nghiệp của họ gặp khó khăn "rất nhiều" hoặc "phần nào" với việc tư duy rõ ràng và hiệu quả. 64% những người được khảo sát cảm thấy rằng họ phụ thuộc vào tư duy thực tế hoặc “sống còn” và khả năng tư duy nhanh và đa nhiệm là “cực kỳ” hoặc “rất quan trọng” - do đó, dẫn đến việc thiếu tư duy sáng tạo và khả thi có thể ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Và hầu hết số người được hỏi đều cảm thấy tình hình đang không hề cải thiện và dự đoán rằng cuộc sống của họ sẽ không dễ dàng hơn hoặc bớt căng thẳng hơn trong vài năm tới.
Vậy, vì sao họ lại gặp nhiều khó khăn để đạt được tư duy tốt hơn hiện nay? Theo những đáp án viên cho báo cáo lần này, họ có mối liên hệ tích cực với việc cải thiện tư duy và hiểu được những lợi ích đi kèm với việc nâng tầm tư duy. Trong đó, 65% người được hỏi tin rằng suy nghĩ rõ ràng, sâu sắc và hiệu quả sẽ giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. Và 79% những người được khảo sát ở Mỹ coi tư duy phản biện là “cực kỳ quan trọng” hoặc “rất quan trọng”.
Mặc dù mọi người nhận ra sức mạnh của tư duy khi được cải thiện, nhưng kết quả về khoảng thời gian tư duy hiệu quả lại khác nhau tùy thuộc vào khu vực sống và không phải lúc nào cũng phù hợp với ngày làm việc truyền thống “từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều”. Theo đó, 37% người Mỹ được khảo sát và 24% người được hỏi ở Anh thích làm việc vào khuya hoặc sáng sớm. Trong khi đó, có 25% người Nhật thích bắt đầu vào giữa buổi sáng. Và có đến 35% người Đức có tư duy mạch lạc hơn vào buổi tối.
Tuy nhiên, những người được hỏi ở cả Mỹ, Anh và Đức đều đánh giá cao nhất công nghệ khử tiếng ồn trong việc giúp suy nghĩ thấu đáo hơn.
Đồng thời, họ cũng có được tư duy tốt hơn với hỗ trợ từ công nghệ. Hay cũng có thể nói những tiến bộ trong công nghệ giao tiếp và cộng tác được coi là những tính năng hữu ích nhất trong việc thúc đẩy tư duy. Ngoài ra, học cách sử dụng công nghệ có mục đích hơn - bao gồm thiết lập một số ranh giới, hạn chế sự phân tâm và giảm sự xáo trộn của thông tin - có thể giúp chúng ta xây dựng thói quen tư duy tốt hơn. Cụ thể, có đến 66% người dùng doanh nghiệp tham gia khảo sát đang tìm kiếm thông tin về cách công nghệ có thể giúp tư duy rõ ràng, sâu sắc và hiệu quả. Họ cũng sẵn sàng hơn so với mặt bằng chung để xem xét đánh giá lại mối quan hệ của họ với công nghệ. Ví dụ, nhiều người cảm thấy rằng việc đơn giản hóa công việc có thể giúp họ đạt được tư duy tốt hơn. Trong đó, 40% người được hỏi ở Đức sẽ học cách sử dụng công nghệ có chủ đích hơn. 39% người được hỏi ở Mỹ sẽ đặt ra các giới hạn xung quanh việc sử dụng công nghệ của họ. Ví dụ, đặt thời gian để chơi một nhạc cụ hoặc tập thể dục.
Đáng chú ý là, đại đa số các giám đốc mảng CNTT được khảo sát cảm thấy lạc quan về công nghệ mà đồng nghiệp của họ sử dụng và cách nó mang lại tư duy rõ ràng cho nhân viên và tổ chức.
Nhìn chung, các cá nhân được hỏi đều tin rằng cải thiện tư duy có khả năng mang tới những tác động lâu dài. Đa số những người được khảo sát đồng ý rằng tư duy tốt hơn sẽ làm tăng tính nhân văn tập thể của chúng ta và chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc giải quyết những thách thức mà nhân loại và xã hội phải đối mặt cho các thế hệ tương lai. 62% ở Mỹ, 54% ở Anh và 52% ở Đức đều cho rằng xã hội của chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta tham gia vào tư duy rõ ràng, sâu sắc và hiệu quả hơn.
Chi tiết báo cáo Think Report xem tại đây.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận