Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Indonexia "đón đầu" làn sóng nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trước làn sóng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc do ảnh hưởng của đại dịch, Indonexia đã xây dựng kế hoạch phát triển 27 khu công nghiệp để đón đầu dòng tiền đầu tư này trong tương lai.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Italy sẵn sàng cho đợt dịch thứ 2 sắp bùng phát
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Olympic Tokyo 2020 sẽ được tổ chức đơn giản hoá
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Các nhà lãnh đạo thế giới không thể tham gia kỳ họp cấp cao thường niên thứ 75 LHQ
Theo đó, Bộ Công nghiệp Indonesia có kế hoạch phát triển 27 khu công nghiệp vào cuối năm 2024 nhằm tận dụng các cơ hội khi các doanh nghiệp, công ty của Mỹ tại Trung Quốc có thể thay đổi địa điểm, tìm kiếm một địa bàn hoạt động mới tại khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu ngày 12/6, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết bộ này sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, bao gồm các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, công nghiệp định hướng xuất khẩu, công nghiệp thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động) và công nghiệp sản phẩm dựa trên công nghệ cao.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Indonexia "đón đầu" làn sóng nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc.
Do đó, Bộ Công nghiệp Indonesia sẵn sàng tạo điều kiện cung cấp các khu công nghiệp sẵn có và tích hợp. Hiện tại, Indonesia đã thành lập 114 khu công nghiệp và có kế hoạch phát triển 27 khu công nghiệp khác cho đến cuối năm 2024.
Cũng theo Bộ trưởng Agus, Mỹ luôn là đối tác thương mại quan trọng của Indonesia. Điều này được đánh dấu bằng sự gia tăng đầu tư và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành ở cả hai nước.
Trong giai đoạn 2013-2017, đầu tư của Mỹ vào Indonesia đã chạm mốc 36 tỷ USD. Các công ty Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho Indonesia, bao gồm những tập đoàn công nghệ lớn như IBM, HP, Microsoft, Facebook, Google và Apple là chìa khóa để số hóa ở Indonesia.
Trước đó, Bộ trưởng Agus đã tham gia cuộc họp trực tuyến với Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN. Tại cuộc họp, ông hoan nghênh việc các nhà đầu tư Mỹ đã góp phần củng cố cơ cấu sản xuất của Indonesia.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/6, trên thế giới có 7.646.253 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 425.017 ca tử vong. Trong khi đó, số ca phục hồi đang là 3.868.543 ca.
Mỹ tiếp tục là tâm dịch COVID-19 của thế giới, với 2.094.237 ca mắc bệnh và 116.132 ca tử vong. Mỗi ngày Mỹ vẫn ghi nhận khoảng 20.000 ca mắc mới và có rất ít dấu hiệu sớm "hạ nhiệt".
Tuy nhiên, ngày 11/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định Mỹ sẽ không thể tiếp tục đóng cửa nền kinh tế vì biện pháp này còn gây nhiều thiệt hại hơn cả dịch bệnh.
Sau Mỹ là Brazil, với 805.649 ca mắc COVID-19 và 41.058 ca tử vong. Brazil là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất khu vực Mỹ Latinh - tâm điểm mới của dịch COVID-19 trên thế giới.
Do tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19, số người nộp đơn đề nghị chi trả bảo hiểm thất nghiệp ở Brazil trong tháng vừa qua đã tăng lên gần 1 triệu người, mức kỷ lục từ trước tới nay.
Trong khi đó, trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 8.987 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca tại đây lên 511.423 người, đứng thứ 3 trên thế giới về số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong hiện là 6.715 ca.
Cùng ngày, Ấn Độ đã vượt Anh trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 4 do dịch COVID-19 sau khi phát hiện thêm gần 11.000 ca nhiễm và 396 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Đây là ngày Ấn Độ có số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm trong ngày ở nước này ở mức trên 10.000 người. Tính đến nay, Ấn Độ có tổng cộng 301.579 ca mắc COVID-19, trong đó có 8.553 ca tử vong.
Tiếp sau Ấn Độ là Anh với 292.950 ca mắc COVID-19 và 41.481 ca tử vong, Tây Ban Nha với 289.787 ca mắc và 27.136 ca tử vong, Italy với 236.142 ca mắc và 34.167 ca tử vong.
Ngày 12/6, Ủy viên phụ trách vấn đề y tế của Liên minh châu Âu (EU), Stella Kyriakides, cho rằng cuộc khủng hoảng y tế công cộng do đại dịch COVID-19 gây ra ở "Lục địa Già" vẫn chưa lắng dịu. Nữ quan chức EU đã kêu gọi các nước cần duy trì cảnh giác cao độ và đẩy mạnh thực hiện các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và truy dấu nguồn bệnh.
Tại các quốc gia nằm sát Ấn Độ là Bangladesh và Nepal, số ca mắc COVID-19 cũng không ngừng gia tăng. Cụ thể, trong 24 giờ qua, Bangladesh phát hiện 3.471 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc lên 81.523 ca, trong khi số ca tử vong tăng 46 ca lên 1.095 ca.
Nepal ghi nhận thêm 448 ca mắc bệnh, mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nâng tổng số ca mắc lên 5.062 ca. Số ca tử vong của nước này hiện là 16 ca.
Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo, trong ngày 11/6, nước này ghi nhận thêm 7 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca tại Bắc Kinh và 6 ca từ nước ngoài trở về, nhưng không ghi nhận thêm ca tử vong nào. Như vậy, đến nay, Trung Quốc đại lục xác nhận tổng cộng 83.064 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong.
Chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã quyết định lùi thời điểm cho phép hơn 520.000 học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 trở lại trường học do vừa phát hiện thêm 3 ca mắc bệnh ở thành phố này sau hai tháng không ghi nhận trường hợp lây nhiễm nào.
Học sinh các lớp lớn hơn đã đi học trở lại trước đó sẽ tiếp tục đến trường, nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Hubei), địa phương từng là tâm dịch COVID-19, có kế hoạch hạ cấp độ ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh từ mức 2 xuống mức 3.
Tại Hàn Quốc, số ca mắc COVID-19 trong ngày không có chiều hướng đi xuống, buộc chính phủ nước này phải gia hạn biện pháp giãn cách xã hội tại Seoul và vùng phụ cận, lẽ ra hết hiệu lực vào cuối tuần này, cho đến khi tình hình ổn định trở lại.
Một loạt ca nhiễm mới ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận xuất hiện khi Hàn Quốc hoàn thành việc mở lại các trường học vào ngày 8/6 vừa qua. Tính đến thời điểm hiện tại, với 56 ca nhiễm mới được phát hiện, tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc đã lên thành 12.003 ca, trong khi số ca tử vong là 277 ca.
Còn tại Thái Lan, Chính phủ nước này đang cân nhắc mở cửa biên giới với các nước có nguy cơ lây lan dịch COVID-19 ở mức thấp nhằm vực dậy ngành du lịch.
Hiện Thái Lan đang nhắm đến những đối tượng khách du lịch kết hợp thể thao như các tay golf do họ thường lưu trú tại những khu vực nhất định và ít tiếp xúc với người dân địa phương, cũng như các doanh nhân và du khách làm trong lĩnh vực y tế.
Ngày 12/6, Chính phủ Thái Lan công bố thêm 4 ca mắc COVID-19 và không có thêm ca tử vong nào, theo đó tổng số ca mắc tại nước này đến nay là 3.129 ca với 58 ca tử vong.
Tại Trung Đông, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Iran khi trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 2.369 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 182.545 người. Số ca tử vong cũng tăng thêm 75 ca, đưa tổng số ca tử vong lên thành 8.659 ca.
Giới chức y tế Iran đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, thực hiện giãn cách xã hội và tránh những hoạt động tụ tập đông người không cần thiết. Những người cao tuổi cũng được khuyến cáo ở trong nhà để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Saudi Arabia ghi nhận 3.921 ca nhiễm trong ngày 12/6, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên 119.942 người. Số bệnh nhân tại Qatar hiện là 76.588 người sau khi tăng thêm 1.517 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.
Theo số liệu tổng hợp của hãng tin AFP dựa trên thông tin từ Bộ Y tế các nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), toàn khu vực Trung Đông có 11.208 ca tử vong trong số 524.433 ca bệnh. Trong khi đó, con số này ở châu Phi lần lượt là 5.904 ca và 217.590 ca.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận