Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức cần nghiêm túc đối phó với dịch bệnh
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những đe doạ về làn sóng COVID-19 thứ 2 đối với nhân loại, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo về những bất cẩn của người dân đối với dịch bệnh này, đồng thời cảnh báo họ cần phải nghiêm túc đối phó với dịch bệnh.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU bị chia rẽ bởi quyết định mở cửa trở lại biên giới
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Côte d’Ivoire bắt đầu mở cửa biên giới từ 1/7
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Virus SARS-CoV-2 sẽ thổi bay 12 nghìn tỉ USD của nhân loại
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trong một thông điệp được truyền thông Đức đưa tin chiều 27/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo người dân về hành vi bất cẩn trước những diễn biến nguy hiểm còn tiếp diễn do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Trong đoạn thông điệp, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh mối đe dọa từ virus vẫn còn nghiêm trọng, bà Merkel đồng thời lặp lại một cách rõ ràng lời kêu gọi của mình từ đầu cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 giữa tháng 3 rằng người dân Đức cần nghiêm túc đối phó với dịch bệnh.
Thủ tướng Angela Merkel: Đức cần nghiêm túc đối phó với dịch bệnh.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh rằng, người dân đã lãng quên mối nguy hiểm một cách dễ dàng bởi vì Đức đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách hợp lý, nhưng điều đó không có nghĩa là người dân đã được an toàn và mối nguy hiểm đã được đẩy lùi.
Theo thống kê của Viện Johns-Hopkins (Mỹ), tính đến chiều ngày 27/6, Đức ghi nhận thêm 666 ca nhiễm virus SARS-CoV 2 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 193.243 ca, 8954 tử vong, khoảng 177.500 đã được điều trị khỏi.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21 giờ ngày 27/6 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 9.947.624 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, trong đó có 497.829 ca tử vong.
Có 5.391.416 bệnh nhân đã phục hồi, trong khi còn khoảng 57.711 (1%) người đang trong tình trạng nguy kịch.
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 lên tới 2.554.448 và số ca tử vong là 127.673 ca. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 1.492 ca mắc bệnh và 33 ca tử vong.
Trong ngày 27/6, Nga và Ấn Độ là hai nước ghi nhận số ca nhiễm trong ngày tăng cao nhất thế giới, lần lượt ở con số 6.852 ca và 6.473 ca. Đây cũng là 2 nước nằm trong số 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh COVID-19 với tổng số ca nhiễm tính đến thời điểm hiện tại ở Nga là 627.646 và ở Ấn Độ là 515.922 ca.
Ngoài Nga và Ấn Độ, Mexico đang là điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới với số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 5.441 ca. Tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 hiện là 208.392 ca, trong đó 25.779 ca tử vong.
Các nước khu vực Trung Đông và Nam Á như Saudi Arabia, Iran, Bangladesh và Pakistan ghi nhận số ca nhiễm trong ngày từ khoảng 2.400 ca đến gần 4.000 ca/ngày.
Tại châu Á, Bộ Y tế Indonesia công bố báo cáo tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cho biết ngày 27/6, nước này ghi nhận số ca nhiễm virus gây bệnh SARS-CoV-2 trong ngày cao nhất từ trước tới nay, 1.385 ca. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này đã lên tới 52.812 ca.
Cũng trong ngày 27/6, Indonesia thông báo có thêm 37 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên tới 2.720 ca.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cho biết tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đã lên tới 34.803 ca sau khi ghi nhận thêm 738 ca nhiễm mới trong ngày 27/6. Tổng số ca tử vong do COVID-19 là 1.236 ca.
Theo Bộ Y tế Philippines, số ca nhiễm COVID-19 trong ngày tại nước này tăng là do nước này mở rộng xét nghiệm và tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động ở nhiều khu vực đã nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Tokyo ngày 27/6 cho biết đã có thêm 57 ca nhiễm mới tại thành phố này. Đây cũng là mức tăng số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi Chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh hồi cuối tháng 5. Trên thực tế, trong 4 ngày qua, thủ đô Tokyo liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng trên ngưỡng 50 ca/ngày.
Trước đó, ngày 26/6, số ca nhiễm mới trong ngày tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt 100 ca kể từ ngày 9/5. Cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện một số ổ chức có liên quan đến khu vực hoạt động ban đêm.
Tuần trước, chính quyền thành phố Tokyo đã dỡ bỏ các hạn chế cho phép buổi biểu diễn nhạc sống, câu lạc bộ đêm được mở cửa trở lại.
Cùng ngày, Singapore và Malaysia đã nhất trí mở lại đường biên phục vụ đi lại thiết yếu vì mục đích công vụ, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu nghỉ phép của những người lao động dài hạn tại hai nước.
Theo đó, hai nước nhất trí thiết lập “Làn xanh có đi có lại” (RGL) phục vụ đi lại vì mục đích công vụ, kinh doanh và Thỏa thuận Đi lại Định kỳ (PCA) nhằm giúp công dân hai nước có thẻ nhập cư dài hạn được phép về thăm nhà trong thời gian ngắn.
Bộ Ngoại giao Singapore cho biết những công dân này sẽ được về nhà nghỉ phép ngắn ngày sau khi có ít nhất 3 tháng liên tục làm việc tại Singapore hoặc Malaysia. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, họ sẽ được phép nhập cảnh trở lại quốc gia nơi họ làm việc.
Các cơ quan chức năng hai bên hiện vẫn đang tiếp tục thảo luận về các biện pháp cụ thể để triển khai RGL và PCA, đặc biệt là các biện pháp bảo đảm y tế, phòng chống lây nhiễm trên cơ sở nguồn lực hiện có của hai nước.
Singapore ngày 27/6 ghi nhận thêm 291 ca mắc COVID-19, trong đó có 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng và số còn lại tại các khu nhà lao động, nâng tổng số ca nhiễm lên 43.246 trường hợp. Trong khi đó, Malaysia thông báo ghi nhận thêm 10 bệnh nhân COVID-19. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này hiện là 8.616 ca.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận