Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU sẵn sàng nguồn cung thuốc chữa cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2

Ninh Gia (T/h)
09/07/2020 07:21
D

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo thông báo mới nhất từ EU cho biết, khu vực này đã đạt đợc những thoả thuận cung ứng thuốc chữa bệnh Rabif phục vụ cho công tác chống dịch tại "lục địa già".

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, hai hãng dược phẩm châu Âu là Công ty dược Merck của Đức và Roche của Thụy Sĩ đã đạt thỏa thuận cung cấp thuốc có khả năng chống dịch COVID-19 cho các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Hãng Merck có trụ sở tại thành phố Darmstadt của Đức ngày 8/7 thông báo đã đạt thỏa thuận với Ủy ban châu Âu (EC) về việc cung cấp thuốc Rebif tiềm năng chống virus gây bệnh COVID-19 cho các nước EU.

Trong một thông báo, Merck nêu rõ EC đã đề nghị hãng sẵn sàng cung cấp dược phẩm Rebif (Interferon beta-1a) cho các nước EU để điều trị virus SARS-CoV-2. Rebif được sử dụng để điều trị tái phát bệnh đa xơ cứng và đang được thử nghiệm như một liệu pháp khả thi cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Trước đó, EC và hãng dược Roche cũng đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp thuốc chống viêm Actemra/RoActemra, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối, để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Loại dược phẩm này cũng đã được thử nghiệm ở người bệnh mắc COVID-19 kết hợp với thuốc Remdesivir của công ty Mỹ Gilead – loại dược phẩm duy nhất cho đến nay được EU cấp phép sử dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Cả hai loại dược phẩm Rebif và Actemra/RoActemra đều đang được xem là liệu pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19. Hiện điều khoản cụ thể của các thỏa thuận không được tiết lộ, trong khi hai công ty khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu cho các nước EU.

EC hiện đang đàm phán với công ty Gilead để có thể mua thuốc Remdesivir cho các nước thành viên EU, cũng như tăng cường năng lực sản xuất dược phẩm này, khi trước đó Gilead cam kết đảm bảo số lượng lớn thuốc Remdesivir cho Mỹ.

Bên cạnh đó, EC cũng muốn dự trữ nguồn cung vaccine đang được hãng Johnson & Johnson và Sanofi phát triển. Hồi tháng trước, Pháp, Đức, Italy và Hà Lan thông báo đã bảo đảm được 400 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng do công ty dược AstraZeneca của Anh phát triển.

Theo trang mạng thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 12.002.132 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 547.834 ca tử vong. Hiện còn khoảng hơn 4,5 triệu bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị và hơn 6,94 triệu bệnh nhân đã xuất viện.

Với tổng cộng hơn 3,09 triệu ca mắc và hơn 134.000 ca tử vong, Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất. Theo thống kê độc lập của Đại học Johns Hopkins tính đến sáng 8/7 (giờ Việt Nam), Mỹ phát hiện thêm 60.209 ca mắc, mức cao nhất trong một ngày mà Mỹ ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 1.114 ca trong cùng khoảng thời gian.

Tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ đã nóng trở lại kể từ tháng Sáu vừa qua, buộc chính quyền nhiều bang phải ngừng triển khai các kế hoạch mở cửa nền kinh tế.

Mới nhất, cả hai bang Texas và California đều ghi nhận số ca mắc mới ở mức trên 10.000 ca, mức cao nhất trong một ngày và vượt số ca nhiễm trong ngày cao nhất của bất kỳ quốc gia châu Âu nào trong giai đoạn đỉnh dịch.

Hiện nhiều thành phố ở Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhiều người phải xếp hàng chờ nhiều giờ đồng hồ mới được xét nghiệm.

Trước tình hình này, Bộ Y tế Mỹ thông báo sẽ miễn phí xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại các địa điểm ở 3 bang "điểm nóng" của dịch bệnh ở miền Nam nước này, gồm Florida, Louisiana và bang Texas. Tất cả những người trên 5 tuổi, có triệu chứng hoặc không có triệu chứng của bệnh COVID-19, đều có thể tham gia chương trình này.

Tại châu Âu, nhà chức trách Nga thông báo đã ghi nhận thêm 6.562 ca nhiễm mới COVID-19 trong một ngày, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 700.792. Số ca tử vong cũng tăng thêm 173 ca lên tổng cộng 10.667 trường hợp. Thủ đô Moskva vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 621 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm tại đây lên 226.795.

Trong khi đó, Romania thông báo số ca nhiễm mới COVID-19 trong một ngày là 555, mức cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số ca mắc tại quốc gia này lên hơn 30.175. Kể từ khi dịch bùng phát dịch tại Romania từ ngày 26/2, đến nay đã có 1.817 người tại nước này tử vong do mắc COVID-19.

Bộ Y tế nước Bulgaria thông báo số ca nhiễm COVID-19 cũng tăng mạnh nhất từ trước tới nay, 188 ca trong một ngày trước đó, đưa tổng số ca nhiễm COVID-19 tại đây lên 6.102 trường hợp. Bulgaria thông báo ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là vào ngày 8/3.

Uzbekistan thông báo áp đặt lệnh phong tỏa lần hai từ ngày 10/7-1/8 tới nhằm ngăn ngừa virus lây lan. Theo đó, sẽ giới hạn xe cộ đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm không bán thực phẩm, chợ, công viên, quán cà phê, nhà hàng, trung tâm thể thao và giải trí. Uzbekistan đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong tháng 6 sau khi dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế.

Quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng gần 11.000 ca nhiễm và 40 ca tử vong do COVID-19, hơn một nửa trong số này được ghi nhận trong 2 tuần qua. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế mới nhất này không nghiêm ngặt như giai đoạn trước.

Tại Trung Đông, dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan mạnh ở các nước như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar, Iraq, Oman.... Đáng chú ý, Iran thông báo số ca tử vong do bệnh dịch tại nước này đã vượt 12.000 ca.

Cụ thể, trong 24 giờ qua Iran đã ghi nhận thêm 153 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 12.084 ca. Tổng số ca nhiễm hiện nay ở Iran là 248.379 ca, trong đó có 209.463 người đã bình phục.

Cùng ngày, Palestine thông báo gia hạn lệnh phong tỏa khu vực Bờ Tây thêm 5 ngày, bắt đầu từ ngày 8/7, sau khi số ca bệnh trong khu vực tăng lên hơn 5.000 người. Hiện Palestine ghi nhận tổng số 5.093 ca mắc COVID-19, trong đó có 22 ca tử vong.

Ở châu Phi, dịch bệnh diễn biến ngày một nóng hơn tại Algeria. Số liệu thống kê kể từ ngày 26/6 đến nay cho thấy số ca nhiễm mới virus trong vòng 24 giờ tại nước này luôn cao hơn nhiều so với ngày trước đó. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia Bắc Phi này đã tăng lên gần 16.900 trường hợp.

Trong đó, số ca nhiễm mới tăng trong ngày 7/7 là 475 trường hợp, cao hơn so với 463 ca ghi nhận trong ngày 6/7 và 205 ca vào ngày 26/6. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu mùa dịch và cao hơn gấp đôi con số của giai đoạn trước khi chính phủ nới lỏng cách ly giai đoạn hai (ngày 14/6).

Trước tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng mạnh sau khi nới lỏng cách ly, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune đã yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm quy định về ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, đồng thời cho phép chính quyền địa phương có quyền ban hành "lệnh giới nghiêm khu vực" đối với những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo trang thống kê worldometers.info, hiện Algeria đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất châu Phi, chỉ sau Nam Phi, Ai Cập, Nigeria và Ghana.

Với 215.855 trường hợp nhiễm COVID-19, Nam Phi hiện đứng thứ 14 trên toàn thế giới về số ca nhiễm. Điều quan ngại nhất hiện nay là “tỷ lệ nhân đôi” (thời gian thực tế số lượng ca nhiễm tăng gấp đôi) nhiễm SARS-CoV-2 của Nam Phi hiện đang cao hơn so với tất cả các quốc gia có số ca nhiễm lớn hơn và ở mức trung bình 14,4 ngày.

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cảnh báo gần 50 triệu người dân châu Phi có thể bị rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực do đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Phi do thực hiện và công bố ngày 7/7, khoảng 30% dân số châu Phi, tương đương 425 triệu người, có thể sống dưới ngưỡng nghèo đói của thế giới khi thu nhập chưa đến 1,9 USD/ngày trong năm 2020.

AfDB dự báo tình trạng này còn trầm trọng hơn nữa. AfDB cũng dự báo châu Phi có thể phải đối mặt với một cuộc suy thoái lớn với tổng GDP trong năm nay giảm từ 1,7% đến 3,4%. Ngoài ra, theo báo cáo của AfDB, khoảng 24,6 triệu đến 30 triệu người sẽ bị thất nghiệp do ảnh hưởng đại dịch.

Tại châu Á, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục có thêm ca nhiễm mới. Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 7 ca mới nhiễm virus SARS, toàn bộ đều là các ca nhập cảnh.

Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 8/7 thông báo ghi nhận thêm 24 ca mắc mới, trong đó có 19 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca mắc COVID-19 tại Hong Kong gia tăng đang làm dấy lên quan ngại về nguy cơ tái bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết số ca nhiễm mới tại nước này tăng thêm 63 ca, nâng tổng số lên 13.244 ca. Trong số 63 ca nhiễm mới có 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 33 ca nhập cảnh.

Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản thêm 75 ca mắc bệnh, đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm bệnh ở Tokyo giảm xuống còn 2 con số trong vòng 7 ngày qua.

Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại địa phương này là hơn 7.000, chiếm khoảng 1/3 tổng số ca mắc bệnh trên toàn Nhật Bản. Thủ đô Tokyo đang phải đối phó với số ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại sau khi Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào cuối tháng 5.

Dù tốc độ gia tăng lây nhiễm tại Nhật Bản đã chậm lại, nhưng số ca nhiễm mới tại thủ đô Tokyo đã tăng trở lại sau mức tăng kỷ lục 206 ca được ghi nhận vào ngày 17/4 vừa qua.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận thêm 1.853 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 68.079 ca. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất ở Indonesia. Trong khi đó, số ca tử vong tăng thêm 50 ca lên 3.359 ca.

Philippines cũng ghi nhận thêm 2.539 ca mắc, mức cao nhất trong ngày kể từ khi bùng phát dịch bệnh ở nước này, nâng tổng số ca mắc ở đây lên 50.359 người. Philippines cùng ngày cũng chi nhân thêm 5 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 1.314 người.

Chính phủ nước này cảnh báo khả năng tái siết chặt lệnh phong tỏa lâu nhất trên thế giới để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Quốc gia Đông Nam Á này đã nới lỏng hạn chế cách ly tại thủ đô vào tháng 6 để tái khởi động dần dần nền kinh tế.

Cùng ngày, nhà chức trách Lào thông báo cho biết mọi cá nhân, kể cả người nước ngoài và công dân Lào, khi xuất cảnh khỏi nước này sẽ phải trình chứng nhận y tế có kết quả âm tính với COVID-19.

Tại Campuchia, Quốc vụ khanh phụ trách Kinh tế và Tài chính Vongsey Vissoth thông báo chính phủ nước này đã quyết định phân bổ 1,16 tỷ USD để giải quyết các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19.

Trong đó, 564 triệu USD dành cho hỗ trợ y tế và xã hội, 600 triệu USD dùng để hỗ trợ kinh tế thông qua việc cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Campuchia đã chi 364 triệu USD để hỗ trợ kinh tế và xã hội.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Vietnam Web Summit 2024 hội tụ công nghệ đột phá trong kỷ nguyên số

Vietnam Web Summit 2024 hội tụ công nghệ đột phá trong kỷ nguyên số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng kiến ESG Việt Nam 2025: Quản trị vững vàng, tương lai bền vững

Sáng kiến ESG Việt Nam 2025: Quản trị vững vàng, tương lai bền vững

PLASE SHOW lần thứ 11 đang diễn ra tại TP. HCM

PLASE SHOW lần thứ 11 đang diễn ra tại TP. HCM

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi

Gần 1.500 vận động viên tham dự giải đấu BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024

Gần 1.500 vận động viên tham dự giải đấu BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024

Bosch Rexroth trình diễn nền tảng điều khiển mở nhất trong ngành

Bosch Rexroth trình diễn nền tảng điều khiển mở nhất trong ngành

Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024: Bệ phóng để ngành F&B Việt Nam tăng trưởng bền vững

Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024: Bệ phóng để ngành F&B Việt Nam tăng trưởng bền vững

Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Xiaomi POP Run 2024 ghi dấu cột mốc 17.000 chiếc Xiaomi Smart Band 9 được khách hàng đón nhận 

Xiaomi POP Run 2024 ghi dấu cột mốc 17.000 chiếc Xiaomi Smart Band 9 được khách hàng đón nhận 

Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024

Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam diễn ra từ 30/10 đến 1/11/2024 tại Hà Nội

Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam diễn ra từ 30/10 đến 1/11/2024 tại Hà Nội

Tin mới cập nhật

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

'Cùng nhau giữ nước' - Chương trình nghệ thuật chính luận vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

'Cùng nhau giữ nước' - Chương trình nghệ thuật chính luận vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Đề xuất mới về sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thuế thay người bán

Đề xuất mới về sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thuế thay người bán

Kỷ lục mới được thiết lập tại giải Bim Group Ironman 70.3 Phú Quốc 2024

Kỷ lục mới được thiết lập tại giải Bim Group Ironman 70.3 Phú Quốc 2024

Tin đọc nhiều

Vietnam Web Summit 2024 hội tụ công nghệ đột phá trong kỷ nguyên số

Vietnam Web Summit 2024 hội tụ công nghệ đột phá trong kỷ nguyên số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng kiến ESG Việt Nam 2025: Quản trị vững vàng, tương lai bền vững

Sáng kiến ESG Việt Nam 2025: Quản trị vững vàng, tương lai bền vững

PLASE SHOW lần thứ 11 đang diễn ra tại TP. HCM

PLASE SHOW lần thứ 11 đang diễn ra tại TP. HCM

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi

Gần 1.500 vận động viên tham dự giải đấu BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024

Gần 1.500 vận động viên tham dự giải đấu BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Việt Nam: Có thêm 31 bệnh nhân âm tính lần 2 với SARS-CoV-2

Tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Việt Nam: Có thêm 31 bệnh nhân âm tính lần 2 với SARS-CoV-2

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019