Hà Nội phấn đấn đến năm 2025 không còn điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện
Đó là một trong những mục tiêu của Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 18/11 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển điện lực thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.
- Giữ vững an ninh, an toàn lưới điện truyền tải trong mùa dịch bệnh COVID-19
- 10 đại diện Việt Nam thi đấu an toàn thông tin với 6 nước ASEAN
- Cách bóc gỡ các tệp tin chứa mã độc theo hướng dẫn của Cục an toang thông tin
Ảnh minh họa
Theo kế hoạch, thành phố đặt mục tiêu cung cấp điện đến năm 2025: Sản lượng điện thương phẩm khoảng 29,9 tỷ kWh; điện năng thương phẩm bình quân đầu người khoảng 3.000kWh/người/năm; tỷ lệ tổn thất điện năng dưới 3,55%; chỉ số thời gian mất điện bình quân lưới điện trung áp dưới 150 phút; tỷ lệ các trạm biến áp cấp điện áp 110kV vận hành không người trực điều khiển từ xa đạt 100% và tiếp tục ngầm hóa đường dây điện cao, trung, hạ áp tại các quận nội thành.
Bên cạnh đó, thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử tiến tới áp dụng đồng bộ hệ thống đo xa tự động. Bán kính cấp điện tại khu vực đô thị không quá 250m, khu vực nông thôn, vùng núi không quá 600m.
Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt giai đoạn 2021-2025 và các công trình chuyển tiếp từ giai đoạn trước đạt mục tiêu lưới điện truyền tải, phân phối vận hành theo tiêu chí mạch vòng (n-1), đối với những phụ tải quan trọng dự phòng (n-2), đường dây mang tải ở mức 60-80%.
Thành phố cũng phấn đấu chuyển đổi cơ bản cấp điện áp trung gian về 22kV để đồng bộ thiết bị vận hành, giảm tổn thất năng lượng. Tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý, giảm thiểu các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, phấn đấu đến năm 2025 không còn các điểm vi phạm hành lang lưới điện trên địa bàn thành phố.
Để có thể hoàn thành các chỉ tiêu trên, song song công tác đầu tư xây dựng phát triển lưới điện, bảo đảm an toàn điện, thành phố sẽ tập trung công tác cải thiện chất lượng dịch vụ điện.
Ngoài tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thị trường điện, thành phố cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích đến người dân hiểu rõ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật trong thỏa thuận xác định địa điểm, phương án hướng tuyến và thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất phục vụ GPMB các công trình điện lực.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến VBQPPL về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp đến doanh nghiệp và người dân, nhất là tại các địa bàn tập trung nhiều dự án xây dựng quy mô lớn, tiềm ẩn nguy cơ sự cố điện trong quá trình thi công xây dựng.
Bên cạnh đó, UBND thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các hiệp hội, các tổ chức xã hội thành phố đẩy mạnh tiếp xúc, vận động người dân, người lao động nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền về các chương trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển năng lượng mới, tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiết kiệm điện của thành phố.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận