3 ổ dịch tại huyện Yên Thành và Diễn Châu
Đối với bệnh cúm gia cầm, từ đầu năm 2021 xảy ra 3 ổ dịch cúm H5N6 tại 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu, số lượng gia cầm buộc tiêu hủy gần 4.000 con gia cầm các loại.
- Cúm gia cầm: Không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, tái phát, lây lan diện rộng
- Trứng vịt giảm sâu khiến người chăn nuôi tại Nghệ An thiệt hại nặng nề
Ổ dịch gần đây nhất xuất hiện sau Tết tại xóm 8, xã Diễn Trung (Diễn Châu), buộc chính quyền và lực lượng phải tiêu hủy gần 2.000 con gà. Hiện công tác khoanh vùng, dập dịch đang được chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân phải có các biện pháp chăn nuôi an toàn khi tái đàn sau Tết, thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo ngay với chính quyền địa phương khi vật nuôi ốm chết, tuyệt đối không tự tiêu hủy hoặc giấu dịch làm tăng nguy cơ lây lan dịch.
Các ổ dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được khống chế và tiêu hủy kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Ảnh: Báo Nghệ An
Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, sau Tết Nguyên đán vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã tái bùng phát rải rác ở một số hộ chăn nuôi tại các huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương và Con Cuông. Tổng số lợn tiêu hủy gần 200 con, tổng trọng lượng gần 10 tấn.
Hiện trên địa bàn tỉnh còn 5 ổ dịch chưa qua 21 ngày, bao gồm: xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), xã Xuân Sơn (Đô Lương), xã Mậu Đức, Môn Sơn (Con Cuông). Các ổ dịch này đang được lực lượng chức năng theo dõi, khống chế.
Nguyên nhân khiến dịch tái phát chủ yếu do chăn nuôi không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, mầm bệnh còn ẩn chứa trong môi trường, gặp thời tiết thuận lợi đã tái bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân có truyền thống đụng lợn Tết trong thời gian qua cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu như lợn không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận