Giải pháp thâm canh lúa cải tiến SRI cùng chương trình ‘Ứng phó biến đổi khí hậu’
Cùng với nhiều giải pháp trong tổ chức sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu như chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn, thay đổi lịch thời vụ và lựa chọn cơ cấu giống theo từng mùa, thâm canh lúa cải tiến SRI cũng là một trong những giải pháp tốt mà ngành nông nghiệp khuyến khích bà con nông dân thực hiện.
- Áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu
- Công nghệ nào phù hợp với Việt Nam trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
- Dùng blockchain để đối phó với biến đổi khí hậu
Đây cũng là một trong các nội dung chính được xã hội bàn luận trong suốt quãng thời gian qua khi do biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác khiến mực nước các con sông đang bị hạ xuống thấp gây, qua đó ảnh hưởng to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, hiện tượng El-Nino đang có xu hướng tác động đến Việt Nam, dự báo hạn hán và thiếu nước kéo dài đến năm 2025.
Với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan sản xuất và phát sóng chương trình “Ứng phó biến đổi khí hậu”, phát chính vào khoảng 10h50 thứ 6 và phát lại vào khoảng 13h50 thứ 4 tuần kế tiếp trên kênh H1 đã và đang cập nhật những thông tin cần thiết về những tác động của biến đối khí hậu đến những cuộc sống đời thường cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của cộng đồng, bên cạnh đó là cung cấp những giải pháp, biện pháp khắc phục để giúp toàn toàn thể xã hội từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức mà biến đổi khí hậu mang đến.
Vụ Xuân năm 2023, Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội phối hợp với UBND xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa và Hợp tác xã Đại Cường triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI theo hướng hữu cơ với quy mô 50 ha tại thôn Giang Triều, xã Đại Cường, huyện Ứng hòa.
Thâm canh lúa cải tiến thực chất là hệ thống canh tác dựa trên các nguyên tắc cơ bản sử dụng mạ non để tận dụng được những dảnh hữu hiệu ngay từ ban đầu. Gieo cấy thưa để phát huy khả năng quang hợp, tạo sự thông thoáng trong hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện cho các dảnh lúa có khả năng phát triển thành dảnh hữu hiệu. Rút nước xen kẽ 3-4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng hoai mục…, qua đó tiết kiệm được nước, tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ hệ sinh thái...
Người dân thôn Giang Triều vui mừng đón nhận thành quả của mà phương pháp thâm canh lúa cải tiến mang lại.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến theo phương thức SRI lên tới hơn 90% diện tích lúa. Qua đó hạn chế đáng kể lượng khí metan thải vào không khí, cũng như tiết kiệm nước..., góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp phát triển xanh, sạch, chất lượng và bền vững
Áp dụng thâm canh lúa theo phương thức SRI mang lại nhiều lợi ích, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập... Tuy nhiên, không phải ở địa phương nào, việc đưa phương thức canh tác SRI vào đồng ruộng cũng thuận lợi. Chỉ một khâu trong phương pháp SRI là cấy thưa cây, ít dảnh để nông dân thay đổi được thói quen cấy mau, cấy nhiều dảnh cũng đã mất rất nhiều thời gian, công sức tập huấn, vận động dưới nhiều hình thức.
Để nâng tỷ lệ diện tích lúa áp dụng phương pháp SRI toàn phần, ngoài đẩy mạnh tập huấn cho nông dân, cán bộ hợp tác xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội sẽ tham mưu với UBND thành phố chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, trong đó có nội dung hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi, từ đó giúp chương trình thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận