Huy động sự phối hợp của các ngành giữ vững an ninh lương thực giữa đại dịch Covid-19
Để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm phẩm những tháng dịch bệnh vô cùng phức tạp hiện nay Bộ NN&PTNT đã lên kế hoạch chi tiết phối hợp với từng cấp, bộ, ngành.
- Công nghệ cao tạo động lực cho ngành nông nghiệp Việt Nam
- Nông nghiệp Việt Nam làm thế nào để biến thách thức thành cơ hội?
Trong điều kiện diễn ra dịch bệnh vô cùng phức tạp trên toàn cầu hiện nay, để đảm bảo vững chắc căn bản an ninh lương thực, thực phẩm phẩm cho nhu cầu 96 triệu dân và đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp thật sát sâu và toàn diện.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bổ cần sung ngân sách cho đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là giải pháp kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt là các công trình dự án cấp bách, quan trọng trực tiếp phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, phòng chống thiên tai.
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ (giảm thuế, hỗ trợ kình phí thuê kho, vận chuyển lưu kho,...) cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất nông lâm thủy sản ngoài.
Bộ Công Thương Tổ chức kiểm soát giá của chuỗi cung ứng lợn thịt và thịt lợn trên thị trường. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nhằm cân đối cung cầu mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, Bộ cần phải phối hợp Hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo để đảm bảo dự trữ, lưu thông và bình ổn giá lúa gạo nội địa cũng như xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn các Ngân hàng thương mại, địa phương triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, thực hiện cơ cấu lại nợ; tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi để phục hồi sản xuất, kinh doanh thuộc diện chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và dịch Tả lợn Châu Phi.
Triển khai chính sách ưu đãi lãi vay đối với các doanh nghiệp logistics để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh, bảo quản hàng hóa nông lâm thủy sản. Đặc biệt, phát triển hệ thống bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 398 quốc gia và các địa phương cần tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra khỏi Việt Nam.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc giải pháp cấp bách để thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh ứng phó với dịch Covid-19 và tác động tiêu cực của thời tiết.
Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không bị ứ đọng cục bộ, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận