Diễn đàn “Gia đình trẻ - Thách thức với cuộc sống bình thường mới”
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa phối hợp tổ chức Diễn đàn “Gia đình trẻ - Thách thức với cuộc sống bình thường mới” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
- CES 2021 - Nơi quy tụ công nghệ mới thích ứng với trạng thái "bình thường mới"
- Bộ GTVT dự kiến phương án vận tải hành khách trong trạng thái 'bình thường mới'
- Smartphone đã thích nghi được với trạng thái "bình thường mới"
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Hải Minh cho biết: Chương trình “Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc” được triển khai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình trẻ, thử thách sự kiên trì, tinh thần vượt khó vươn lên của các bạn trẻ; vừa phải đi làm để đảm bảo cuộc sống, vừa phải phòng chống dịch bệnh COVID -19, vừa phải chăm sóc con cái…
Diễn đàn “Gia đình trẻ - Thách thức với cuộc sống bình thường mới” nhằm chia sẻ những vấn đề mà các gia đình trẻ gặp phải trong thời gian giãn cách xã hội; cung cấp cho các gia đình trẻ thêm những thông tin về tình hình liên quan đến gia đình, việc làm; cung cấp thêm những kiến thức, kỹ năng xử lý các vấn đề trong gia đình trong trạng thái bình thường mới.
Thông qua Diễn đàn,Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mong các cán bộ, hội viên, thanh niên, các gia đình trẻ hãy lắng nghe những ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nhân, gia đình trẻ; đặt câu hỏi với vị khách mời để được giải đáp phần nào những thắc mắc, băn khoăn, để có thêm kinh nghiệm vững bước trong thời gian tới, vì bản thân và vì gia đình thân yêu của mình.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại diễn đàn.
Tại diễn đàn, các đại biểu cùng hội viên, thanh niên và đại diện các gia đình trẻ đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến giá trị đời sống, văn hóa ở mỗi gia đình dưới tác động của dịch bệnh.
Ông Khuất Quang Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho rằng việc giãn cách xã hội đã khởi dậy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong các gia đình: thành viên trong nhà được bên nhau nhiều hơn trong vui chơi, học tập, giải trí…Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian phát sinh không ít khó khăn xuất phát từ ảnh hưởng dịch bệnh như việc làm, thu nhập. “Điều tra trên 500 hộ gia đình triển khai trong tháng 7 vừa qua cho thấy, 88% trường hợp khảo sát khẳng định đã mất việc hoặc bị tạm thời cho nghỉ việc, giảm thu nhập trong đại dịch. Trong đó, có tới hơn 40% bị mất việc; lượng giảm thu nhập hộ gia đình cũng đều không dưới 30%. Như 1 hệ quả tất yếu, chất lượng cuộc sống của các gia đình đã giảm đáng kể. Hơn 52% trường hợp khảo sát đã phải giảm số bữa ăn hoặc khẩu phần ăn trong ngày”, ông Quý cho biết.
Tiến sĩ Trịnh Thu Nga, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cho rằng, để từng bước giải quyết những vấn đề mà các gia đình phải đối mặt trong đại dịch, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động, nhất là đối với lao động trẻ chưa được hưởng các chính sách ngắn hạn của Chính phủ.
Song song với đó, cần khuyến khích người lao động trở lại các khu đô thị, khu công nghiệp, chế xuất để làm việc, gắn với sự hỗ trợ, động viên cụ thể từ chính quyền các địa phương, doanh nghiệp; tăng cường vai trò của hệ thống dịch vụ việc làm ở mỗi địa phương cũng như tổ chức Đoàn, Hội nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đại dịch COVID-19 là thảm họa trong thập kỷ nhưng chúng ta kiên cường ứng phó, những con số thực sự lo lắng, hàng triệu người bị mất việc, thu nhập, trong đó phần lớn là thanh niên, gia đình trẻ.
Theo Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng: Lực lượng thanh niên, gia đình trẻ chính là tương lai của đất nước nên cần phải quan tâm nhất... Trong thời điểm dịch bệnh, các gia đình trẻ đối mặt với nhiều vấn đề. Trong đó, đầu tiên là thu nhập, gia đình trẻ làm sao duy trì cuộc sống khi mà thu nhập giảm vì chưa có tích lũy để vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, tâm lý tình cảm tinh thần cực kỳ quan trọng với những người trẻ, gia đình trẻ chưa trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống“.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các gia đình, nhất là gia đình trẻ đó là dành thời gian giao tiếp với nhau nhiều hơn, có thời gian nói trực tiếp, bày trò chơi cùng sinh hoạt, đặt câu hỏi, câu đố xung quanh mình, cùng con học hành, vui chơi…”, Tiến sĩ Hồng chia sẻ.
Còn với chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn tâm lý đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng cho rằng: Chúng ta làm thế nào để cân bằng tâm lý trong gia đình khi bị cách ly và trong trạng thái bình thường mới. Một gia đình trẻ có con nhỏ, sống xa cách, mất việc, ít tiền… làm sao giữ lửa? “Dịch bệnh COVID-19 đến mang đi nhiều thứ của chúng ta, mất mát, tổn thất. Một trong những điều cần thay đổi đầu tiên là là thay đổi nhận thức, tư duy”, chuyên gia tâm lý nói.
Chia sẻ về câu chuyện hỗ trợ người lao động trẻ và gia đình trong thời điểm dịch COVID-19, anh Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, câu chuyện phòng chống COVID-19 diễn ra với nhiều giai đoạn nhằm bảo vệ sự an toàn của các nhân viên và cả gia đình của họ. PNJ đã đẩy nhanh việc tiêm vaccine và chuẩn bị cho kịch bản căng thẳng và quá tải về y tế khi số ca nhiễm bệnh tăng cao.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận