Nhà đầu tư quan tâm đến chiến lược ứng phó với các cuộc chiến pháp lý của Apple
Điều này sẽ được Apple báo cáo trong kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn, tuy nhiên đó cũng sẽ là căn cứ để các nhà đầu tư đánh giá về giá trị thực của mã cổ phiếu công nghệ có giá trị vốn hoá lớn này.
- "Cuộc chiến" giữa Apple và Microsoft lại bắt đầu
- Huawei công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2020
- "Good Ideas Deserve To Be Found" - Màn "vượt mặt ngoạn mục" của Facebook trước Apple
Doanh số bán hàng tăng mạnh của các mẫu iPhone có hỗ trợ mạng 5G và các dịch vụ như App Store và Apple Music dự kiến sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng của hãng công nghệ Apple Inc (Mỹ). Song các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi chiến lược của hãng này để đối phó với các vụ kiện chống độc quyền.
Mảng kinh doanh dịch vụ của Apple đang đối mặt với các vụ kiện và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng trong đó có Bộ Tư pháp Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ và châu Âu đang treo lại dự luật nhằm giảm tiền hoa hồng trên các ứng dụng và thực hiện các thay đổi khác.
"Táo khuyết" đang phải đối mặt liên tiếp với các cuộc chiến pháp lý về chống độc quyền khiến mã cổ phiếu đang bị nghi ngờ về giá trị.
Nhà phân tích Tom Forte tại công ty quản lý tài sản D.A. Davidson & Co (Mỹ) nhận định các biện pháp của chính phủ với các sắc lệnh chống độc quyền là rủi ro lớn nhất đối với giá cổ phiếu của Apple. Ông Forte bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo của Apple sẽ giải quyết rủi ro này trong đợt báo cáo kết quả kinh doanh vào tuần tới.
Các nhà phân tích kỳ vọng với sự bùng nổ doanh số bán iPhone trong quý III của tài khóa (10/2020-9/2021), doanh thu của hãng này tăng 28,7% lên 34 tỉ USD.
Năm ngoái, khi nhà sáng tạo trò chơi "Fortnite", Epic Games đã kiện Apple về tiền hoa hồng trên App Store. Nhà phân tích Krish Sankar của ngân hàng đầu tư Cowen & Co (Mỹ) ước tính App Store đóng góp khoảng 6% tổng doanh thu và 10-15% lợi nhuận của Apple.
Apple cũng phải đối mặt với rủi ro khi Bộ Tư pháp Mỹ có thể cấm Google trả tiền cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone. Các quan chức của Bộ Tư pháp Mỹ đã trích dẫn ước tính rằng Google trả cho Apple từ 8-12 tỉ USD mỗi năm.
Trước đó, thống kê của Canalys cho biết Apple đã mất vị thế thứ 2 trên thị trường smartphone vào tay Xiaomi khi nhà sản xuất mới nổi này chiếm 17% thị phần smartphone xuất đi trên toàn cầu trong quý vừa qua, dẫn trước Apple (14%) và chỉ xếp sau Samsung Electronics (19%).
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Canalys, ông Ben Stanton cho biết Xiaomi đang phát triển hoạt động kinh doanh ở các thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng. Ông lưu ý rằng số smartphone do công ty này xuất khẩu sang khu vực Mỹ Latinh đã tăng 300% và 50% ở Tây Âu so với cùng kỳ năm ngoái.
Về tổng thể, lượng điện thoại xuất đi của Xiaomi đã đạt mức tăng trưởng 83% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức 15% của Samsung Electronics và 1% của Apple.
Tuy nhiên, ông Stanton lưu ý rằng điện thoại của Xiaomi vẫn thiên về đáp ứng nhu cầu của phần đông người tiêu dùng "bình dân" với giá bán trung bình cho những thiết bị của công ty Trung Quốc này rẻ hơn 75% so với các sản phẩm của Apple.
Xiaomi hiện đang tìm cách tiến vào phân khúc thị trường cao cấp. Đầu năm nay, Xiaomi đã ra mắt Mi 11 Ultra, một smartphone cao cấp có giá khởi điểm từ 5.999 NDT (928 USD). Xiaomi cũng ra mắt chiếc điện thoại có thể gập lại đầu tiên của hãng là Mi Mix Fold với giá 9.999 NDT.
Mức giá đó khiến Xiaomi có thể sánh bước và cạnh tranh với Apple và Samsung trong phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, các đối thủ trong nước là Oppo và Vivo cũng đang cố gắng đột phá vào phân khúc này.
Theo ông Stanton, đó sẽ là một trận chiến khó khăn cho Xiaomi, khi Oppo và Vivo có cùng mục tiêu. Cả hai công ty đều sẵn sàng chi lớn cho hoạt động tiếp thị trên mạng để xây dựng thương hiệu theo cách Xiaomi không làm được.
Song giới quán sát chỉ ra dù smartphone vẫn chiếm phần lớn doanh thu của Xiaomi, công ty Trung Quốc này cũng đang tìm cách thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Vào tháng Ba năm nay, Xiaomi đã công bố kế hoạch khởi động mảng kinh doanh xe điện và đầu tư 10 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận