Shopee trở thành "ông hoàng thị phi" sau hàng loạt cáo buộc vi phạm bản quyền, bán đồ giả
Vừa mở đầu năm 2021, vận xui ghõ của sàn thương mại điện tử Shopee bởi hàng loạt cáo buộc về vi phạm bản quyền và buôn bán đồ giả cùng với đó là thủ tục điều tra hàng hoá với các nhà cung cấp trên sàn thương mại của mình.
Phía Mỹ cáo buộc bán hàng giả với tình trạng đáng báo động
Shopee góp mặt trong Báo cáo "Các chợ phi pháp mua bán các sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ và đánh cắp bản quyền năm 2020" được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố vào ngày 14/1.
Không chỉ USTR, Ủy ban châu Âu (EU Commission) cũng đã lên tiếng cảnh báo các chủ sở hữu IP và các bên liên quan trên các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á gồm Bukalapak, Tokopedia và Shopee đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền toàn cầu.
Báo cáo này thông tin rằng mức độ hàng giả được bán trên tất cả các nền tảng của Shopee hiện ở mức rất cao. Shopee bị cáo buộc không có thủ tục điều tra với bên bán hàng thứ 3.
Ngoài ra các đơn vị có bản quyền cho biết Shopee không có sẵn các quy trình hoặc công cụ nhằm thực hiện các thủ tục thông báo và gỡ xuống, công cụ chống hàng giả cũng như thông tin cần thiết về quyền hỗ trợ khiếu nại hàng giả trên từng nền tảng.
Tài liệu này cũng cáo buộc đối với các cá nhân, tổ chức từng bị phát hiện vi phạm, Shopee không có công cụ ngăn chặn những đối tượng này đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục bán hàng. Nền tảng này chỉ thực hiện khóa tài khoản của người bán hàng khi họ có những hành động vi phạm nhiều lần và gia tăng theo mức độ leo thang.
Shopee hiện một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, đã bị các bên liên quan cáo buộc vào năm 2020 vì cho phép lưu thông lượng lớn hàng giả bao gồm đồng hồ, trang sức, đồ da, quần áo, phụ kiện thời trang, thực phẩm và đồ uống, dụng cụ thể thao và dược phẩm.
Bị cáo buộc bán sách vi phạm bản quyền
Công ty này thu thập tất cả các thông tin về các đơn vị kinh doanh sách giả nói trên và gửi về cho Phòng A05 – An ninh mạng cùng đầy đủ bằng chứng pháp lý để tiến hành xử lý trong thời gian sớm nhất.
"Riêng với hành vi buông lỏng quản lý hàng hóa trên sàn thương mai điện tử, mà cụ thể ở đây là công ty Recess (Lazada), chúng tôi đã cẩn thận lập vi bằng ghi nhận toàn bộ hành vi mua bán, giao nhận sách giả. Đây sẽ là các chứng cớ quan trọng để First News tiếng hành khởi kiện Lazada trong thời gian sắp tới", phía First News phản hồi.
Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Văn Phước - nhà sáng lập và CEO công ty sách First News - Trí Việt - tố cáo sàn thương mại điện tử Shopee có các gian hàng bày bán sách vi phạm bản quyền của First News, Alpha Books và các nhà xuất bản khác.
Ngoài các trang thương mại điện tử, ông Phước cho biết hàng trăm ngàn bản sách của hai công ty nói trên bị in lậu được bày bán công khai ở nhiều nhà sách trên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, và trên vài trăm trang bán sách giả (online) được chạy quảng cáo tài trợ ngày đêm.
Trong khi đó, theo Alpha Books, sách in lậu hay sách vi phạm bản quyền là sách dịch từ văn bản gốc nhưng không được sự cho phép của tác giả.
Alpha Books là một trong số các đơn vị bị làm giả sản phẩm tương đối nhiều, cả sách in và bản thu audio hay ebook. Sách giả hiện nay tinh vi hơn, và được chào bán công khai tại các nhà sách, trên các shop online của sàn thương mại điện tử. Năm 2018-2019 cùng với First News, Nhã Nam, Nhà xuất bản Trẻ… Alpha Books đã tham gia xử lý một loạt trang mạng kinh doanh audio books lậu.1
Cũng với những cáo buộc tương tự, ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alpha Books - lên án Shopee cùng một số trang thương mại điện tử khác và vài trăm trang bán sách giả khác bán sách không có bản quyền của công ty ông Bình.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận