Mỹ: Thư viện số đối mặt với đơn kiện bản quyền của các nhà xuất bản
Theo Chủ tịch Pallante, thông qua việc sao chụp và truyền bá các tác phẩm văn học mà Internet Archive không sở hữu bản quyền, thư viện số này đã chủ định chiếm đoạt đầu tư trí tuệ và tài chính của các tác giả và các nhà xuất bản, cũng như phớt lờ luật bản quyền của Mỹ.
- Ebook ở thư viện: Rất lắm phiền toái
- Số hoá đặt ra thách thức lớn đối với ngành Thư viện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Cách khắc phục lỗ hổng bảo mật thư viện ATMFD.DLL của hệ điều hành Windows
Ngày 1/6, bốn nhà xuất bản lớn trên thế giới đã đệ đơn kiện công ty Internet Archive với cáo buộc vi phạm bản quyền nghiêm trọng, khi cho phép người dùng đọc sách điện tử (ebook) miễn phí thông qua một thư viện khẩn cấp quốc gia, vốn được thiết lập để phục vụ cộng đồng trong thời kỳ dịch bệnh.
Tháng Ba vừa qua, thư viện số có trụ sở tại San Francisco đã cho phép người dùng truy cập tự do vào 1,4 triệu đầu sách, coi đây là một chính sách phục vụ cộng đồng trong bối cảnh hầu hết các thư viện tại Mỹ phải đóng cửa vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, bốn nhà xuất bản hàng đầu gồm Hachette Book Group, HarperCollins Publishers, John Wiley & Sons và Penguin Random House cho rằng điều này là vi phạm luật bản quyền.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất bản Mỹ Maria Pallante nhấn mạnh vụ kiện này cho thấy Internet Archive đang làm trái luật bản quyền và cổ xúy hành vi vi phạm trên quy mô lớn.
Theo Chủ tịch Pallante, thông qua việc sao chụp và truyền bá các tác phẩm văn học mà Internet Archive không sở hữu bản quyền, thư viện số này đã chủ định chiếm đoạt đầu tư trí tuệ và tài chính của các tác giả và các nhà xuất bản, cũng như phớt lờ luật bản quyền của Mỹ.
Đáp lại cáo buộc trên, Internet Archive khẳng định thư viện số này mua các tác phẩm và cho người dùng mượn, giống như các thư viện bình thường. Internet Archive khẳng định chính sách này có lợi cho các nhà xuất bản, tác giả và độc giả.
Theo đơn vị này, trong khi trường học và thư viện bình thường phải đóng cửa do dịch bệnh, việc các nhà xuất bản kiện thư viện vì cho mượn sách, cụ thể là phiên bản điện tử được bảo vệ, sẽ chẳng đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.
Internet Archive cũng khẳng định đã tham khảo ý kiến nhiều thư viện công cộng và học thuật. Theo đơn vị này, một số chuyên gia về bản quyền cho rằng thư viện khẩn cấp hoạt động theo nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (hay “fair-use”, học thuyết của Mỹ cho phép trích dẫn hoặc sao chép phi lợi nhuận tư liệu có bản quyền của người khác mà không cần xin phép) trong bối cảnh các thư viện thông thường đóng cửa vì đại dịch.
Bên cạnh đó, Internet Archive nhấn mạnh những nỗ lực trên là phù hợp với nguyên tắc cho mượn sách điện tử có kiểm soát, trong đó cho phép thư viện cung cấp dịch vụ tiếp cận sách theo đúng những ấn bản mà doanh nghiệp này sở hữu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận