VinFast lần đầu công bố số liệu tài chính
Trong năm tài chính 2019, nhà sản xuất ôtô VinFast ghi nhận tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) âm 29% với khoản lỗ ròng 5.702 tỷ đồng.
- VinFast cho người dùng trải nghiệm cảm giác lái với nhiều cung bậc cảm xúc
- Kinh doanh trực tuyến - Cuộc đua mới của các ngành hàng trong mùa dịch COVID-19
- 5 xu thế công nghệ mang theo kỳ vọng cải thiện doanh số ngành ô tô năm 2020
Trong báo cáo tóm tắt tình hình kinh doanh năm 2019 để đáp ứng quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, lần đầu tiên nhà sản xuất ôtô này đã công bố số liệu tài chính của mình.
Cụ thể, VinFast cho biết đến cuối năm 2019, tổng vốn chủ sở hữu của công ty này đạt 19.459 tỷ đồng. Với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,67 lần, nợ phải trả của doanh nghiệp ước khoảng 71.414 tỷ.
Như vậy, tổng tài sản cân đối tổng nguồn vốn của nhà sản xuất ôtô và xe điện này đến cuối năm 2019 là gần 91.000 tỷ đồng.
Báo cáo tóm tắt cũng lần đầu tiên công bố con số lợi nhuận của nhà sản xuất ôtô thương hiệu Việt. Trong đó, riêng năm 2019, công ty này lỗ ròng sau thuế 5.702 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) âm 29%.
Thực tế, kịch bản lỗ trong những năm đầu đi vào vận hành của VinFast đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hãng sản xuất ôtô của Việt Nam công bố số lỗ ròng trong một năm tài chính kể từ khi đi được thành lập năm 2017.
VinFast lỗ ròng hàng nghìn tỷ vì vẫn đang phải bán xe dưới giá thành sản xuất. Ảnh: Việt Linh
Trong lần trả lời Bloomberg cuối năm 2019, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (công ty mẹ VinFast) cũng cho biết hãng xe này sẽ chưa thể có lãi trong khoảng 5 năm tới.
Theo dự tính của ông, số tiền Vingroup phải bù lỗ cho nhà sản xuất ôtô này có thể lên tới 18.000 tỷ đồng mỗi năm. Các khoản này bao gồm chi phí tài chính và khấu hao và mỗi năm lỗ khoảng 7.000 tỷ vì bán xe dưới giá thành sản xuất.
Người giàu nhất Việt Nam cũng dự tính sẽ bán 10% lượng cổ phần của mình để huy động vốn cho VinFast. Trong đó, Bloomberg cho biết ông Vượng đang sở hữu 49% VinFast và 51% cổ phần còn lại do Vingroup nắm giữ.
Hiện tại, Vingroup ghi nhận VinFast trong bộ phận kinh doanh sản xuất và các dịch vụ liên quan bao gồm cả hoạt động của Vinsmart (chuyên điện thoại).
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận