Bí mật tài sản của các tỉ phú và quan chức trong 'Hồ sơ Pandora'
‘Hồ sơ Pandora’ là tên gọi chung của gần 12 triệu tập tài liệu rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính, được những khách hàng là các tỉ phú, quan chức thuê để tạo lập các tài sản và quỹ tín thác ở những thiên đường trốn thuế như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ hay quần đảo Cayman.
- Các ngân hàng lớn nhất thế giới đã cho phép giới tội phạm rửa tiền "bẩn" ở quy mô hàng ngàn tỉ USD?
- Chơi tiền ảo trả giá tiền thật: Hàng hóa hay kênh rửa tiền của tội phạm công nghệ
- Anh quản lý giao dịch tiền ảo để chống rửa tiền
Mới đây, một vụ rò rỉ tài liệu mới, lớn nhất từ trước tới nay đã hé lộ những hợp đồng bí mật và tài sản ẩn giấu ở nước ngoài của hàng trăm người giàu có nhất và quyền lực nhất thế giới.
Tập hợp tài liệu khổng lồ này chứa đựng những bí mật về các giao dịch và tài sản của 35 lãnh đạo thế giới (bao gồm cả những người đương nhiệm và đã về hưu), 100 tỉ phú và hơn 300 quan chức, từ các bộ trưởng chính phủ, thẩm phán đến các thị trưởng, tướng lĩnh quân đội ở hơn 90 quốc gia.
Một số người có tên trong bộ hồ sơ nói trên đang phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài một số nguyên thủ, cựu nguyên thủ và chính khách, hồ sơ Pandora cũng nhắc tới một số nhân vật nổi tiếng thế giới như ngôi sao nhạc pop Shakira và cựu siêu sao bóng cricket Sachin Tendulkar của Ấn Độ. Các luật sư của cả hai nhấn mạnh, những tài sản do họ nắm giữ ở nước ngoài là hợp pháp và đã được khai báo với cơ quan thuế.
Báo Guardian dẫn lời Chủ tịch của ICIJ, Gerard Ryle nhận định, Hồ sơ Pandora có thể sẽ gây chấn động lớn hơn những vụ rò rỉ trước đây, trong bối cảnh toàn thế giới đang phải vật lộn chống lại đại dịch Covid-19. Song, ông Ryle và những nhà báo khác cũng tiên lượng, sẽ không có bất kỳ thay đổi nào xảy đến sau đó.
Một điểm khác biệt khác là Hồ sơ Pandora đặt ra thách thức mới cho các nhà điều tra vì 14 nhà cung cấp có những cách thức trình bày và tổ chức thông tin khác nhau.
Một số tài liệu được sắp xếp theo khách hàng, theo văn phòng hoặc không theo hệ thống rõ ràng nào cả. Một tài liệu đôi khi có nhiều email và tệp đính kèm kéo dài nhiều năm. Một số nhà cung cấp số hóa hồ sơ và cấu trúc trong các bảng tính, một số khác lưu giữ bằng các bản scan...
Thêm vào đó, các tài liệu ở nhiều dạng ngôn ngữ như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Arab, Hàn Quốc và các ngôn ngữ khác, đòi hỏi sự phối hợp sâu rộng giữa các đối tác ICIJ trong cuộc điều tra.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận