Mỹ bị tấn công mạng liên tiếp - Tổng thống Biden sẽ làm thế nào?
Trước các cuộc tấn công mạng gần đây nhắm vào mục tiêu là các cơ sở hạ tầng của Mỹ, Tổng thống Joe Biden sẽ xây dựng chiến lược để giải quyết các mối đe doạ này và một trong nỗ lực chính là việc phá vỡ cơ sở mã độc cùng như các tác nhân liên quan là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền.
- Tuyến phà ở Massachusetts - Nạn nhân mới nhất của tấn công mạng vào Mỹ
- Colonial Pipeline bị buộc phải điều trần về sự cố vấn công mạng tống tiền
- Giá xăng dầu có thể bị ảnh hưởng khi hệ thống truyền dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ bị tấn công mạng
Thông báo cho biết, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định: “Tổng thống đã tiến hành đánh giá chiến lược nhanh chóng để giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng từ các cuộc tấn công bằng mã độc ransomware, gồm 4 nỗ lực chính, trong đó có việc phá vỡ cơ sở mã độc ransomware và các tác nhân”.
Theo bà Jen Psaki, Tổng thống Biden tin rằng Tổng thống Putin và Chính phủ Nga có thể đóng vai trò trong việc chấm dứt và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng này.
Tổng thống Biden cho rằng cần mạnh tay đối với cac cơ sở mã độc cũng như các tác nhân có liên quan.
Gần đây, Mỹ liên tục hứng chịu các vụ tấn công mạng bằng mã độc ransomware nhằm vào các công ty lớn, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ.
Mới đây nhất, ngày 2/6, dịch vụ vận hành khai thác bến phà ở bang Massachusetts của Mỹ trở thành mục tiêu của một vụ tấn công mạng, làm gián đoạn một phần hệ thống thanh toán của dịch vụ phà, ảnh hưởng đến khả năng xử lý thẻ tín dụng và dịch vụ phà nối giữa bán đảo Cape Cod với các đảo Nantucket và Martha's Vineyard.
Trước đó vài ngày, tin tặc đã "hỏi thăm" tập đoàn chế biến thịt hàng đầu thế giới JBS SA chi nhánh tại Mỹ, ảnh hưởng đến một số máy chủ hỗ trợ các hệ thống công nghệ thông tin của tập đoàn tại các cơ sở ở Bắc Mỹ và Australia.
Theo thông tin mới nhất, 10.000 việc làm đã bị cắt giảm sau vụ tấn công, trong đó có 7.000 nhân công tại các nhà máy giết mổ ở Australia và 3.000 nhân công tại các cơ sở giết mổ trên khắp nước Mỹ và Canada.
Trong khi đó, nhà máy chế biến thịt bò của công ty tại Cactus (bang Texas) phải tạm đóng cửa và nhà máy đóng gói thịt Greeley ở Colorado, cơ sở giết mổ lớn nhất của JBS tại Mỹ, cũng phải hủy hầu hết các kíp làm việc.
Hiện công ty cũng đã hủy ca kíp làm việc tại nhà máy ở Brooks, Alberta, Canada. JBS có hơn 66.000 nhân công làm việc tại 84 nhà máy giết mổ ở Mỹ và khoảng 11.000 cơ sở giết mổ tại Australia.
Tình trạng công ty phải ngừng hoạt động đã buộc Bộ Nông nghiệp Mỹ phải tạm hoãn đưa ra các báo cáo về giá thịt và gia cầm bởi giá thịt đã bắt đầu tăng từ ngày 2/6 do tâm lý lo ngại thiếu nguồn cung lan nhanh.
Đầu tháng 5, công ty Colonial Pipeline, nhà vận hành đường ống dẫn xăng dầu lớn nhất nước Mỹ, cũng đã bị tấn công mạng bằng mã độc tống tiền và buộc phải đóng một số hệ thống.
Sự cố này đã làm gián đoạn nguồn cung quy mô lớn, khiến hàng nghìn trạm xăng ở Bờ Đông nước Mỹ rơi vào cảnh khan hiếm hàng và giá xăng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2017.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận