Cát trở nên khan hiếm: Nguyên do là gì ?
Cát là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với nhân loại nhưng hiện đang phải đối mặt với nhận định của một số nhà khoa học rằng: Cát đang dần trở nên khan hiếm.
- Bắc Giang: Dân bất an khi doanh nghiệp khai thác cát sát bờ
- 10 địa phương đã hoàn thành lấy nước đổ ải, riêng Hà Nội vẫn “ì ạch”
- Chuẩn mới của hệ thống sạc pin xe điện của Keysight giảm thiểu tác động đến môi trường
Các nhà khoa học cảnh báo cát - nguyên liệu thô được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau nước, một thành phần thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người - đang dần cạn kiệt.
Hậu quả này xuất phát từ những nhận thức sai lầm rằng cát là nguồn tài nguyên vô hạn, con số tiêu thụ khổng lồ hàng năm của cát và sự bàng quan, phớt lờ đối với việc bảo vệ cát của nhân loại.
Cát đang dần trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày một cao
Cát không phải nguồn tài nguyên vô hạn
Cát có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phủ trắng các sa mạc và đường bờ biển. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả cát đều sử dụng được.
Các hạt cát sa mạc quá mịn và tròn để kết dính với nhau và không thể sử dụng cho mục đích xây dựng. Những loại cát có thể sử dụng thường từ đáy biển, đường bờ biển, mỏ đá và sông trên khắp thế giới.
"Chúng ta nghĩ rằng cát có ở khắp mọi nơi. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ thế giới sẽ cạn kiệt cát. Nhưng sự thiếu hụt đã xuất hiện ở một số nơi", ông Pascal Peduzzi, Giám đốc Cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên toàn cầu tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), bình luận.
"Tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Nếu không nhìn vào tương lai, chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn về nguồn cung cát và quy hoạch đất đai", ông nói thêm
Ông Peduzzi cho biết việc quản lý tài nguyên cát trên toàn cầu là một vấn đề quan trọng đang bị phớt lờ. Ông nói rằng đã đến lúc con người phải xem xét và thay đổi nhận thức về tài nguyên cát.
Cát có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phủ trắng các sa mạc và đường bờ biển. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả cát đều sử dụng được. Các hạt cát sa mạc quá mịn và tròn để kết dính với nhau và không thể sử dụng cho mục đích xây dựng. Những loại cát có thể sử dụng thường từ đáy biển, đường bờ biển, mỏ đá và sông trên khắp thế giới.
Bà Louise Gallagher tại Global Sand Observatory Initiative của UNEP cũng nhận định các vấn đề liên quan đến cát là những vấn đề vô cùng phức tạp cần giải quyết.
"Cát được coi là rẻ, có sẵn và vô hạn. Nhưng chúng ta đã không tính đến các chi phí môi trường và xã hội", bà Gallagher nhấn mạnh. "Có vẻ như chúng ta tin rằng các vật liệu sẽ có giá trị sử dụng cao nhất sau khi được khai thác từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được quản trị hợp lý, chúng có thể mang đến nhiều lợi ích khác như khả năng chống chịu khí hậu ở những vùng ven biển. Chúng ta không nên bỏ qua vấn đề này. Nó không còn vô hình như trước đây nữa", bà nói.
Mức độ sử dụng cát quá lớn
Tuy không thể giám sát chính xác việc sử dụng cát trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể đo lường lượng sử dụng gián tiếp thông qua mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng cát và xi măng.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 4,1 tỉ tấn xi măng được sản xuất mỗi năm, chủ yếu từ Trung Quốc. Con số này chiếm gần 60% sự bùng nổ xây dựng sử dụng nhiên liệu cát hiện nay.
Thống kê cho thấy để sản xuất ra 1 tấn xi măng phải cần đến 10 tấn cát. Điều này có nghĩa là hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 40 đến 50 tỉ tấn cát chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng. Số tiền này đủ để xây một bức tường cao 27 mét, rộng 27 mét bao quanh hành tinh mỗi năm.
Tỉ lệ sử dụng cát trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong hai thập kỷ qua, một phần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tỉ lệ này vượt xa tỉ lệ cát được tạo ra do quá trình phong hóa đá nhờ gió và nước.
Trước đây, UNEP đã cảnh báo về tình trạng “mafia cát” lộng hành. Cơ quan này cho biết các nhóm khai thác cát này chủ yếu gồm các nhà xây dựng, buôn bán và kinh doanh đang hoạt động ở các nước như Campuchia, Việt Nam, Kenya và Sierra Leone.
Tình trạng “mafia cát” đáng báo động
Trước đây, UNEP cũng đã cảnh báo về tình trạng “mafia cát” lộng hành. Đây là một tình trạng đáng báo động, cảnh tỉnh cho sợ phát lờ của nhận loại đối với một nguồn tài nguyên quan trọng như cát.
Cơ quan này cho biết các nhóm khai thác cát này chủ yếu gồm các nhà xây dựng, buôn bán và kinh doanh đang hoạt động ở các nước như Campuchia, Việt Nam, Kenya và Sierra Leone.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận