Thái Nguyên - Một điển hình hiệu quả trong bảo vệ và phát triển rừng
Trong những năm qua, ngành Kiểm lâm Thái Nguyên luôn là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng dù khó khăn như biên chế ít, phương tiện thiếu thốn, địa bàn quản lý rộng nhưng tập thể Chi cục vẫn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Bát ngát xanh tới tận cùng của núi rừng Tràng Xá, Võ Nhai.
Năm 2019, Chi cục Kiểm lâm đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền địa phương cơ sở nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với các cấp, các ngành liên quan trong công tác bảo vệ rừng, truy quét chống chặt phá rừng, phối hợp xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp.
Công tác quản lý bảo vệ rừng và khai thác lâm sản được thực hiện tốt từ cơ sở vai trò trách nhiệm của chủ rừng được nâng cao trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, Kiểm lâm Thái Nguyên luôn coi trọng công tác tuyên truyền và thực hiện chủ trương 3 bám (bám cấp ủy chính quyền, bám dân và bám địa bàn). Công tác bảo vệ rừng ngày càng chuyển biến tích cực.
Đặc biệt trong thời gian qua Kiểm lâm Thái Nguyên đã khắc phục khó khăn, đi lên bằng nghị lực, trách nhiệm và lòng yêu rừng tha thiết. Cùng với việc tổ chức bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên còn phối hợp với các nhà tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế khảo sát, đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị tư vấn khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng các khu rựng đặc dụng.
Công tác bảo vệ rừng được phân cấp cho chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Để giúp các xã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên Vũ Văn Phán cho biết, Chi cục đã xây dựng đề án Đề xuất chủ trương xây dựng dự án trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị gia tăng gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; xin ý kiến Bộ NN & PTNT về không quy hoạch thành lập khu rừng đặc dụng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên.
Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên Vũ Văn Phán.
Theo Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh đã trồng được 5.396,67 ha rừng tập trung. Trong đó: Trồng rừng phòng hộ là 405,80 ha; trồng rừng sản xuất 4.990,87 ha. (Trồng theo chương trình MTPTLNBV là 2.554,0 ha/2.554,0 ha đạt 100% kế hoạch; Trồng theo Chương trình dự án khác: 423,0 ha; Người dân tự bỏ vốn ra trồng: 2.419,67 ha). Trồng cây phân tán 682.740 cây (1000 cây/ha). Khoán bảo vệ rừng 32.478 ha; chăm sóc rừng trồng 1.094 ha đạt 100% kế hoạch năm.
Để bảo vệ an toàn rừng trước những hiểm hoạ từ cháy gây ra, Chi cục thường xuyên kiểm tra, nắm bắt các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng vào những tháng mùa khô, kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Xây dựng kế hoạch và phối hợp Công an phòng cháy – CHCN tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR tại địa bàn giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, Vĩnh Phúc.
Chi Cục trưởng Vũ Văn Phán Cho biết thêm “Tổ chức triển khai tuyên truyền Luật lâm nghiệp, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật lâm nghiệp cho lực lượng kiểm lâm. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền đến các xã, thị trấn và mọi tầng lớp người dân; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, theo dõi diễn biến rừng, giám sát khai thác lâm sản; phối hợp kiểm lâm vùng I kiểm tra, xác minh làm rõ việc giảm diện tích rừng tự nhiên tại huyện Võ Nhai, Định Hóa”.
Tham mưu thành lập tổ công tác của UBND tỉnh; xây dựng dự thảo kế hoạch rà soát lại số liệu 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên và phân công nhiệm vụ các thành viên tổ công tác; Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, các BQL Rừng chủ động tham mưu cho UBND cấp huyện thành lập tổ công tác của UBND huyện để rà soát lại số liệu 3 loại rừng.
Trong năm 2020, toàn ngành phấn đấu thực hiện nhiệm vụ đảm bảo Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp khoảng 560 tỷ đồng. Các chỉ tiêu trồng rừng tập trung, khoán bảo vệ rừng. Ổn định độ che phủ rừng trên 46% (tiêu chí mới) và 53% (tiêu chí cũ).
Bên cạnh đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án đã được phê duyệt. Tập trung tuyên tuyền, hướng dẫn người dân triển khai trồng rừng gỗ lớn, thâm canh rừng trồng, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận