Bộ Công Thương cần thiết lập trật tự thương mại điện tử để bảo vệ người tiêu dùng
Kèm theo mức độ phổ biến của thương mại điện tử là những hành vi vi phạm trogn kinh doanh khiến người dùng gặp thử thách để lựa chọn sản phẩm và cũng là bài toán cần ngành Công Thương tìm lời đáp để thiết lập trật tự đảm bảo sự phát triển lành mạnh bảo vệ người tiêu dùng.
- Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hướng dẫn ứng phó với tin nhắn, cuộc gọi rác
- Cục bảo vệ người tiêu dùng lên tiếng về việc xe Subaru "bị tố" dính lỗi kỹ thuật
- Thiết bị tiết kiệm điện trôi nổi tràn ngập thị trường - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nói gì
Theo đó, sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.
Đáng lưu ý, hai năm trở lại đây dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã làm thay đổi thói quen sinh hoạt tiêu dùng và cả thói quen kinh doanh. Vì vậy, thương mại điện tử đã trở thành xu thế và có bước phát triển đáng kể.
Thương mại điện tử là cách thức tiếp cận của nhà sản với khách hàng trong thời đại công nghệ.
Thế nhưng, điều này cũng kéo theo nhiều hiện tượng lợi dụng thương mại điện tử, kể cả các ứng dụng Zalo, Facebook để kinh doanh, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí là các hàng cấm.
Do đó, Bộ Công Thương cần có những giải pháp để phát triển lành mạnh, bền vững lĩnh vực thươngmại điện tử, đồng thời qua đó bảo vệ người tiêu dùng.
Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh trong thời gian tới, với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ, Bộ Công Thương sẽ chủ trì cùng với các cơ quan liên quan, trước hết là thanh tra, kiểm tra và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục rà soát để tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách điều chỉnh với những cơ chế, chính sách chưa phù hợp hoặc chưa đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo Bộ Công Thương, tới đây Bộ sẽ triển khai tổng kết thực tế thi hành chính sách, pháp luật và cùng với các bộ, ngành học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia phát triển về thương mại điện tử nhằm học hỏi kinh nghiệm trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách liên quan.
Cùng với đó, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, phân loại danh sách các website ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh các nhóm hàng để dễ theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý và cũng nâng cao trách nhiệm, ngay cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương - Sở Công Thương các địa phương, đã được cấp địa chỉ.
Mặt khác, Bộ còn chú trọng tuyên truyền, phổ biến trước hết cho người dân, người tiêu dùng phải trở thành những người thông minh, có kiến thức cần thiết để không bị lừa trong quá trình tham gia thươngmại điện tử.
Hơn nữa, tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án về chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng cho thương mại điện tử trong giai đoạn tới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường kinh doanh mới này là thách thức với cơ quan quản lý.
Đặc biệt, để thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của Việt Nam, tại Phiên họp thứ 9 của UBTVQH Khóa XV mới đây, các bộ ngành cần đa dạng các hình thức truyền thông, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng.
Bởi vậy, trong năm 2022, Bộ Công Thương sẽ ban hành các đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tập trung nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính về ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến; xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu về đấu tranh, ngăn chặn hàng giả trong thương mại điện tử.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận