Giải pháp nào thực hiện chứng thực điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Trong thực hiện Nghị định 45 của Chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bàn chính để hỗ trợ cho chính quyền các cấp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp trong mùa dịch COVID-19.
- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19
- Hà Nội: 100% TTHC được thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4
- Bổ sung 65 dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Trên cơ sở báo cáo của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Cổng dịch vụ công quốc gia đang ngày càng hoàn thiện khi tích hợp ngày càng nhiều TTHC để giải quyết nhu cầu của người dân.
Trước đó, Chính phủ đã mới ban hành Nghị định 45/2020/NĐ-CP về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nghị định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/5.
Nghị định 45/2020/NĐ-CP nêu rõ “việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Nghị định cũng nêu rõ “tối đa hóa các bước thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền”.
Như vậy, từ ngày 22/5, các thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ còn được thể hiện và chấp nhận dưới dạng điện tử. Điều này sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, tới đây, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 2 cách:
- Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc.
- Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.
Với trường hợp cấp bản sao từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu. Bản sao này có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Với trường hợp chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thủ tục được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy cũng có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đặc biệt Nghi định quy định rõ những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như:
- Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân; Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
- Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bao gồm: truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.
- Các hành vị bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận