Mô hình của Việt Nam được đánh giá là chuẩn mực trong cách tiếp cận dịch Covid-19
Những chuẩn bị và việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và được đánh giá là chuẩn mực cho các quốc gia trong lựa chọn cách tiếp cận đại dịch này.
- Mở rộng mô hình xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai ngoài cộng đồng
- Dự báo đỉnh dịch COVID-19 bằng công nghệ mô hình điện toán
- Mô hình vận hành kinh tế năm 2008 đang được tính tới trong thời thời COVID-19
Ngành y tế tập trung nguồn lực tốt nhất chữa trị bệnh nhân Covid-19.
So với các quốc gia thành viên ASEAN như Malaysia và Indonesia, nơi có hàng nghìn ca nhiễm bệnh và tử vong, số ca mắc bệnh ở Việt Nam tương đối thấp. Việt Nam là một trong 3 quốc gia ASEAN chưa báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong nào do căn bệnh này, bên cạnh Lào và Campuchia. Liệu có phải việc lượng xét nghiệm Covid-19 không cao là lý do khiến ít ca dương tính ở Việt Nam? Không phải như vậy.
Việt Nam đã chuẩn bị cho sự bùng phát ngay cả trước khi các trường hợp Covid-19 đầu tiên được xác nhận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế tại Việt Nam đã ban hành hướng dẫn phòng ngừa khi Trung Quốc vừa phát hiện 27 ca dương tính ở Vũ Hán.
Hơn nữa, khi Trung Quốc báo cáo ca tử vong đầu tiên vào ngày 11/1 do căn bệnh này, Việt Nam đã kịp thời siết chặt kiểm soát y tế tại tất cả các cửa khẩu và sân bay.
Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương của Canada, một tổ chức tập trung vào mối quan hệ của Canada với châu Á liệt kê 02 biện pháp thành công mà Việt Nam đã thực hiện để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Thứ nhất là các biện pháp truy vết tiếp xúc nghiêm ngặt của Việt Nam. Xét nghiệm hàng loạt đã là chiến lược của nhiều quốc gia phát triển trong phản ứng của họ trong việc chống lại đại dịch.
Tuy nhiên, Việt Nam tập trung nhiều hơn vào việc cách ly những người nhiễm bệnh và truy vết các tiếp xúc gần, cũng như tiếp xúc gián tiếp thứ hai, thứ ba. Theo Tổ chức Y tế thế giới, quy trình truy vết tiếp xúc của ca bệnh gồm 03 bước: Nhận dạng tiếp xúc, danh sách tiếp xúc và theo dõi tiếp xúc.
Theo Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương của Canada, Việt Nam đã thực hiện truy vết thành công thông qua việc xác định nhanh các liên hệ truyền nhiễm dựa trên các phân loại của Bộ Y tế về các trường hợp nhiễm bệnh, nghi ngờ và phơi nhiễm Covid-19, đồng thời nhanh chóng huy động các chuyên gia y tế, chiến sỹ công an, quân đội và công chức thực hiện truy vết.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã giám sát chặt chẽ các nghi ngờ lây nhiễm. Bộ Y tế đã phát triển một hệ thống thông báo trực tuyến, trong đó các trường hợp nghi ngờ và được xác nhận mắc Covid-19, cũng như những người có tiếp xúc gần với họ, được đưa vào cơ sở dữ liệu có sẵn cho chính phủ ở Hà Nội. Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu ứng dụng di động có tên NCOVI để người dân hằng ngày khai báo tình trạng sức khỏe.
Việt Nam ngăn chặn đại dịch như thế nào?
Việt Nam đã phản ứng rất thành công, có lẽ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tính đến ngày 17/4, Việt Nam, với dân số gần 100 triệu người, mới chỉ có 268 ca nhiễm được xác nhận và không có trường hợp tử vong, bình phục sớm là 177 ca.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển bộ xét nghiệm nhanh, giá cả phải chăng, khoảng 15 USD và trả kết quả trong vòng 01 giờ. Hiện 20 quốc gia trên thế giới đang tìm cách đặt hàng chục nghìn bộ. Việt Nam cũng tập trung vào các phương pháp không dùng thuốc, hiệu quả để ngăn chặn virus.
Những trung tâm cách ly này sẵn chỗ cho cả những người không đi nước ngoài. Khi các ca nhiễm xuất hiện trong một khu phố, toàn bộ đường phố được khử khuẩn và người dân phải phong toả 02 tuần, được chính phủ cung cấp thực phẩm tươi và chăm sóc y tế miễn phí.
Việt Nam cũng đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin để chống lại sự lây nhiễm của virus. Gần 90% người dân sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại di động.
Chính phủ sử dụng ứng dụng và các kênh khác để nhanh chóng cảnh báo người dân về các trường hợp và khu vực mới có khả năng lây bệnh, giúp mọi người được xét nghiệm và cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về phương pháp tốt nhất giảm phơi nhiễm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận