Build PC - Những bước trải nghiệm đầu tiên trong việc cá nhân hoá PC
Nguyễn Đức Nam Khánh, học sinh lớp 9E trường THCS Quỳnh Mai (Hà Nội) với đam mê công nghệ từ nhỏ đã dẫn dắt em đến với thú vui dựng PC qua đó tạo dựng nền tảng rất tốt cho tương lai về lựa chọn phát triển nghề nghiệp trong thời đại 4.0.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị buộc phải nâng cấp hệ điều hành PC
- Zalo Web, và Zalo PC lỗi không thể truy cập
- IBM: Người dùng Mac làm việc hiệu quả hơn, nghỉ việc ít hơn người dùng PC
Nguyễn Đức Nam Khánh - học sinh lớp 9E trường THCS Quỳnh Mai.
Việc tự mình xây dựng một cây PC hay còn gọi là máy tính bàn thực sự là một thú vui đáng trải nghiệm trong thời đại công nghệ 4.0 này, việc build PC cũng giống như nấu ăn, cần phải sử dụng đúng loại gia vị, đúng phương pháp sẽ cho ra lò những món ăn ngon.
Tương tự với đó là việc "build PC", bạn không thể gom bất kỳ linh kiện mà không tìm hiểu trước, điều đó sẽ dẫn tới việc không có sự tương thích giữa các thành phần trong một bộ máy tính sẽ hoạt động không đủ hiệu suất thậm chí có thể bộ máy đó còn ko vận hành được.
Với những kiến thức thu nhận được trong học tập và tự học hỏi của mình, Nam Khánh sẽ đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng những cấu hình phù hợp với nhu cầu cá nhân cũng như những lưu ý khi tự mình xây dựng PC.
Những lợi ích của việc tự build PC và sai lầm dễ mắc phải
- Vậy tại sao lại nên tự mình xây dựng một cấu hình máy tính thay vì mua sẵn ở những cửa hàng?
(1) - Tự build PC sẽ tiết kiệm được kinh tế
Thay vì mua những cỗ máy tính đồng bộ từ những hãng có tiếng với giá tiền khá cao, tính thẩm mỹ thấp mà hiệu năng lại chẳng xứng với số tiền mà người dùng bỏ ra thì việc tự build PC rẻ hơn rất nhiều, đồng thời sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua linh kiện cũ hay mới.
(2) –Tự build PC sẽ giúp cho việc nâng cấp sau này trở nên dễ dàng hơn
Khi bạn tự xây dựng PC, bạn sẽ biết chính xác từng linh kiện mà bạn sử dụng và việc bạn lắp đặt nó như nào và ở chỗ nào. Vì vậy, khi linh kiện nào không đáp ứng được nhu cầu của bạn hay đơn giản bạn chỉ muốn nâng cấp nó lên thì việc thay thế là vô cùng dễ dàng.
Phần lớn những người mua máy tính đã được “build” sẵn khiến họ cảm thấy việc nâng cấp khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì họ chưa bao giờ tự build một bộ máy tính hoặc họ chỉ cảm thấy ngại trong việc tự nâng cấp và thay mới linh kiện. Dẫn đến việc họ bắt buộc phải trả thêm tiền cho việc nâng cấp ngoài số tiền họ bỏ ra để mua linh kiện.
(3) –Tự build PC sẽ giúp bạn có thêm những kĩ năng mà sau này bạn sẽ cần đến
Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng trong 100 người thì chỉ có một bộ phận nhỏ những người biết cách tự xây dựng cho mình một bộ máy tính để bàn phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đây là một điều đáng quan ngại, vì chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của máy móc, và máy tính có mặt ở khắp mọi nơi, trong công việc, trong nhà, trong xe và thậm trí là ngay trong những vật dụng cá nhân.
Đặc biệt là trong kỷ nguyên số hiện nay thì việc hiểu biết cách để có thể kết hợp các linh kiện phần cứng có tính tương thích với nhau cung được coi là một kĩ năng sống quan trọng.
Ví dụ máy tính bạn có bị hỏng, bạn cũng có thể tự sửa hoặc bạn có thể sửa cho người thân trong nhà thay vì phải bỏ ra vài triệu hay chục triệu để mang ra hàng sửa. Việc bạn có thể tự sửa và tự build một cây PC giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc và bạn cũng có lợi thế hơn so với những người không có kiến thức về lĩnh vực này.
(4)- Tự build PC là một cách để học
Việc tự tay lắp đặt những linh kiện sẽ khiến bạn vô cùng thỏa mãn trong suốt quá trình đó, chắc chắn sẽ không được mượt mà nhưng từ những thách thức mà bạn gặp phải sẽ khiến cho công cuộc xây dựng trở nên thú vị hơn. Tóm lại, việc build PC có thể sẽ trở thành một sở thích của bạn, một sở thích mang đậm tính học tập và giết thời gian cao tránh xa đà vào các trò chơi vô bổ.
Vậy còn những sai lầm mà bạn dễ dàng mắc phải trong quá trình chọn mua và lắp đặt là gì?
- Mua nhầm linh kiện
Đây có lẽ là sai lầm mà bạn dễ mắc phải nhất, khi bạn mua nhầm một CPU( Vi xử lý) không tương thích với bo mạch chủ (Mainboard) hoặc bo mạch chủ của bạn không hỗ trợ ổ cứng mà bạn mua và chẳng may bạn mua một chiếc quạt CPU quá to so với cả chiếc vỏ máy tính thì sao ?
Việc mua nhầm linh kiện thực sự rất đau đầu và khiến chúng ta chóng nản, và bạn có thể né tránh việc này bằng cách nghiên cứu trước khi ấn nút đặt hàng. Các bạn có thể tìm hiều cách chọn linh kiện phù hợp thông qua phần 2 của Cẩm Nang Build PC sẽ được ra mắt trong thời gian sắp tới! Hãy đón xem
- Lắp đặt sai và thiếu bước:
Lắp đặt CPU sai cách, quên không cắm dây nguồn cho CPU, không cắm dây nguồn quạt CPU hoặc không lắp miếng I/O và cắm dây màn hình vào bo mạch chủ(Mainboard) thay vì cắm vào Card màn hình là những sai lầm mà 50% những người mới tiếp cận bộ môn này sẽ dễ dàng gặp phải.
Dẫn đến hư hỏng linh kiện (nặng nhất) và máy tính không chạy (nhẹ nhất) nhưng cũng đừng vì vướng phải những vấn đề này mà nản, ai cũng sẽ mắc sai lầm với bộ môn này mà thôi vì đây là một thú vui yêu cầu sự tỉ mẩn cao.
Với cá nhân tôi thì tôi coi đó là những kinh nghiệm mà bạn nên học hỏi,miễn là bạn học được từ những sai lầm này để mà không mắc phải trong những lần sau thì đó nên được coi là thành công rồi
Nam sinh lớp 9 sẽ tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng một chiếc máy tính để bàn sau nhiều năm tích luỹ được trong những nội dung tiếp theo. Mời độc giả tiếp tục theo dõi.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận