SEO: Tối ưu hóa Website (Phần 1)
Nếu bạn là chủ sở hữu của một doanh nghiệp đang phát triển, chủ sở hữu của nhiều trang web, chuyên gia SEO trong một công ty về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Tìm kiếm: Đây chính là cẩm nang dành cho bạn
- Cách viết nội dung chuẩn SEO mới nhất năm 2020
- SEOquake: Công cụ check nội dung, website chuẩn SEO
- Một vài ý tưởng giúp bạn làm SEO tốt hơn
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm thường là việc thực hiện các sửa đổi nhỏ trên từng phần của trang web. Khi xem xét riêng lẻ, những thay đổi này trông có vẻ là những cải tiến nhỏ, nhưng khi kết hợp với các hoạt động tối ưu hóa khác, chúng có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của trang web trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Có thể bạn đã quen thuộc với nhiều chủ đề trong cẩm nang này bởi đây đều là những thành phần thiết yếu của mọi trang web. Dù vậy, có thể bạn vẫn chưa vận dụng tối đa những chủ đề đó.
Bạn nên xây dựng một trang web mang lại lợi ích cho người dùng và thực hiện mọi tính năng tối ưu hóa nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng. Công cụ tìm kiếm là một trong số đó, loại công cụ này giúp người dùng khác tìm thấy nội dung của bạn. Ý nghĩa của SEO là giúp công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nội dung.
Trang web của bạn có thể nhỏ hay lớn, nhưng các chủ đề về cách tối ưu hóa trong nội dung trình bày này có thể áp dụng cho mọi trang web, bất kể quy mô và hình thức. Chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho bạn một số ý tưởng mới về cách cải thiện trang web.
Một số thuật ngữ quan trọng
- Chỉ mục: Google lưu trữ tất cả trang web mà Google biết vào một chỉ mục riêng. Mỗi mục để ghi nhận một trang trong chỉ mục mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Lập chỉ mục là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục.
- Thu thập dữ liệu: Quá trình tìm kiếm các trang web mới hoặc vừa cập nhật. Google phát hiện ra các URL bằng cách đi theo các đường liên kết, đọc sơ đồ trang web và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, tìm kiếm các trang mới rồi lập chỉ mục các trang đó (khi thích hợp).
- Trình thu thập dữ liệu: Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và lập chỉ mục các trang đó.
- Googlebot: Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục mò tìm và thu thập dữ liệu trên web.
- SEO: Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm: quá trình cải thiện trang web của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm. SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm.
Trang web của bạn có xuất hiện trên Google không?
- Xác định xem trang web của bạn có trong chỉ mục của Google hay không
- Tìm kiếm URL trang chủ trên trang web của bạn bằng toán tử site: trên trình duyệt. Nếu bạn thấy có kết quả thì nghĩa là trang web của bạn đang có trong chỉ mục.
- Ví dụ: Cụm từ tìm kiếm "site:https://dientungaynay" sẽ trả về kết quả như sau:
Trang web của bạn không có trên Google vì sao?
Dù thu thập dữ liệu hàng tỷ trang nhưng Google không thể tránh được việc bỏ sót một số trang web. Khi trình thu thập dữ liệu của Google Search bỏ sót một trang web của bạn thì bạn cần phải xem lại trang web của mình có gặp các lỗi dưới đây hay không?
- Trang web không được liên kết tốt từ các trang khác trên web
- Bạn vừa chạy một trang web mới và Google chưa có thời gian thu thập dữ liệu trang đó
- Thiết kế của trang web khiến Google khó thu thập dữ liệu nội dung trang một cách hiệu quả
- Google nhận được thông báo lỗi khi cố thu thập dữ liệu trang web của bạn
- Chính sách của bạn chặn không cho Google thu thập dữ liệu trang web
Làm thế nào để đưa trang web của tôi lên Google?
Việc thêm trang web vào kết quả tìm kiếm của Google rất dễ dàng và miễn phí, thậm chí bạn không cần gửi trang web của mình tới Google. Google là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động sử dụng trình thu thập dữ liệu web để liên tục khám phá web và tìm các trang web để thêm vào chỉ mục.
Trên thực tế, phần lớn các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google Search không được gửi vào chỉ mục theo cách thủ công, mà do hệ thống tìm thấy và tự động thêm vào khi thu thập dữ liệu trên web.
Nếu bạn không tìm thấy trang web của mình xuất hiện trên trang tìm kiếm thì Google Search Console chính là công cụ giúp bạn gửi nội dung đến Google và theo dõi hiệu suất của bạn trong Google Tìm kiếm.
Nếu bạn muốn, Search Console thậm chí có thể gửi cho bạn thông báo về các vấn đề nghiêm trọng mà Google bắt gặp trên trang web của bạn. Bạn hãy đăng ký một tài khoản email của Google để Đăng ký sử dụng Search Console nhé
Cách đăng ký Google Search Console:
1. Đăng nhập vào tài khoản gmail
Muốn sử dụng Google Search Console, người dùng cần có tài khoản gmail. Nếu chưa có tài khoản, bắt buộc bạn phải tự đăng ký lấy một tài khoản thôi.
Khi đã có tài khoản bạnTruy cập đường dẫn: https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi
2. Đăng ký tên miền với Google Search Console
Bạn cần nhập tên miền như hình dưới:
3. Xác minh tên miền với Google Search Console
Ở đây bạn nhấn nút sao chép để copy mã mà Google đưa cho bạn để bạn gán vào trong quản trị tên miền. Bạn truy cập vào quản trị tên miền để trỏ bản ghi TXT với giá trị bạn vừa sao chép nhé.
Ở bước này bạn không truy cập được tên miền thì bạn có thể liên hệ với đơn vị đã đăng ký tên miền cho bạn và nhờ họ support tạo bản ghi này cũng hết sức đơn giản.
Sau đó bạn chỉ cần nhấn nút “Xác minh” là xong.
Sau khi xác nhận xong Google Search Console giao diện như sau:
Nội dung còn lại của tài liệu này được sắp xếp theo chủ đề để hướng dẫn bạn cải thiện trang web cho phù hợp với các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tham khảo các mẹo như hình dưới:
Bạn có cần một chuyên gia SEO không?
Chuyên gia SEO là người được đào tạo để làm công việc cải thiện khả năng xuất hiện của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Nếu làm theo hướng dẫn này, bạn sẽ nắm đủ kiến thức để tối ưu hóa một trang web. Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét việc thuê một chuyên gia SEO có thể giúp bạn kiểm tra các trang của mình.
Việc thuê chuyên gia SEO là một quyết định quan trọng có thể cải thiện trang web của bạn và giúp tiết kiệm thời gian. Hãy nhớ nghiên cứu các lợi thế tiềm năng của việc thuê chuyên gia SEO cũng như thiệt hại mà một chuyên gia SEO tắc trách có thể gây ra cho trang web của bạn.
Những công việc của một chuyên gia SEO cần phải làm:
- Thẩm định nội dung hoặc cấu trúc trang web của bạn
- Trợ giúp kỹ thuật về phát triển trang web: ví dụ: lưu trữ, chuyển hướng, trang lỗi, sử dụng JavaScript
- Phát triển nội dung
- Quản lý các chiến dịch phát triển doanh nghiệp trực tuyến
- Nghiên cứu từ khóa
- Đào tạo về SEO
- Tư vấn chuyên môn trong các thị trường và vùng địa lý cụ thể.
Nếu đang dự định thuê nhân viên SEO, bạn nên làm càng sớm càng tốt. Thời điểm thích hợp nhất để thuê nhân viên SEO là khi bạn đang cân nhắc việc thiết kế lại trang web, hoặc dự định chạy một trang web mới. Bằng cách đó, bạn và nhân viên SEO có thể đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm ngay từ đầu.
Đến đây bạn cũng đã hiểu cơ bản về SEO Web như thế nào rồi đúng không. Nếu bạn là người muốn tìm hiểu thêm những công việc của một nhân viên Seo hay muốn trở thành một chuyên gia SEO hãy đón đọc tiếp các phần sau nhé.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận