Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học 2020 thay đổi những gì?

Bảo Ngân
27/09/2019 16:30
D

Sau khi Bộ GD&ĐT trình Chính phủ về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sau năm 2020, nhiều chuyên gia giáo dục đã bày tỏ sự đồng tình với lộ trình đổi mới thi cử, song hành với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Những thay đổi đáng chú ý sau năm 2020

Chia sẻ về nội dung cơ bản của dự thảo Phương án thi Trung học phổ thông quốc gia sau năm 2020, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cho biết: Học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD&ĐT sẽ được Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (hoặc Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Trung học phổ thông.

Nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh sẽ đăng ký tham gia Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình Trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Về phương thức tổ chức thi, sẽ thi trên giấy như hiện nay và đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình nhằm đảm bảo tính khả thi.

Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, ông Mai Văn Trinh nêu rõ: Thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập, đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

Tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ trên thế giới với các tổ chức khảo thí độc lập của các nước như: ETs, ACT.... Đối với Việt Nam, thành công của mô hình thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và việc triển khai hoạt động đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam là những tiền đề khả thi cho phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Về lộ trình thiển khai, giai đoạn 2021-2025, cơ bản giữ ổn định như Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019; đồng thời, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Các bài thi bắt buộc về Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019; cấu trúc lại các câu hỏi trong các bài thi tổ hợp tự chọn (Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình, chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực; giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp. Đồng thời, từng bước hoàn thiện thành bài thi tích hợp để phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Mỗi bài thi khi chấm chỉ cho ra 1 đầu điểm duy nhất, không còn 4 đầu điểm như hiện nay.

Về việc phân công nhiệm vụ tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo chung gồm ban hành quy chế, ra đề thi, thanh, kiểm tra, giám sát, chủ trì tổ chức chấm thi bài thi trắc nghiệm.

UBND các địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình; chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các ban ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi bài thi tự luận (nếu có), phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Các cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD&ĐT điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, tổ chức chấm thi và phúc khảo bài thi.

Phân tích về việc xây dựng dự thảo phương án thi, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Qua quá trình đổi mới, phương thức thi, xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã tương đối hoàn thiện.

Kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 được ghi nhận, năm 2020 cơ bản vẫn giữ ổn định theo phương án này. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là tham mưu Chính phủ chuẩn bị phương án thi, tuyển sinh cho năm 2021-2025. Công tác chuẩn bị phải căn cơ, thận trọng, có lộ trình, bước đi chắc chắn.

Chia sẻ về dự định tổ chức thi trên máy tính, Bộ trưởng cho rằng để thực hiện thi trên máy thì trước hết ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc.

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thi bởi máy móc không thể thay thế con người; không nên quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khảo thí. Nếu công nghệ tốt nhưng quản lý không tốt, có thể là kẽ hở cho tiêu cực.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp; tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sau năm 2020.

Ứng dụng công nghệ - Cần thí điểm trước khi mở rộng

Dự thảo đề xuất phương án thi Trung học phổ thông quốc gia sau năm 2020 đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là vấn đề tổ chức thi trên máy tính. Trong đó, bên cạnh những ý kiến đồng tình với đề xuất này, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi trong điều kiện đất nước hiện nay.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhấn mạnh: Chúng ta đang ở thời đại 4.0, việc đưa công nghệ vào thi cử là đương nhiên, tuy nhiên, xét trên điều kiện thực tế của Việt Nam, việc triển khai thi trên máy tính cần được thực hiện thí điểm, có tổng kết, đánh giá nghiêm túc về phương thức này, trước khi áp dụng ở diện rộng. Vấn đề thi cử liên quan trực tiếp đến người dân nên việc thay đổi phương thức thi cần tính toán những tác động đến người học, đến nguồn nhân lực trong tương lai.

Giáo sư Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), chia sẻ: Vấn đề quan trọng hàng đầu khi tổ chức thi nhiều đợt trong năm là phải đảm bảo công bằng cho thí sinh ở từng đợt thi, nghĩa là đề thi phải có độ khó bằng nhau.

Nước ngoài dùng kỹ thuật để so bằng độ khó trong đề thi ở các lần thi, đây là yêu cầu bắt buộc. Bởi vì nếu không dùng kỹ thuật, việc làm đề thi có chuẩn đến mấy thì mỗi lần thi vẫn có một độ khó khác nhau, điều đó tạo ra sự không công bằng. Đồng thời, khi thi trên máy, cần đảm bảo chuẩn hóa phòng thi, tính bảo mật và đường truyền.

Chuẩn hóa nghĩa là mọi người đều phải tiếp cận một điều kiện kỹ thuật bằng nhau, không thể chỗ này chậm, chỗ kia lại nhanh, nếu vậy sẽ không thể có kết quả công bằng. Do vậy, việc tính toán, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo trước khi triển khai thi trên máy đại trà là hết sức quan trọng và cần thiết.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, rút kinh nghiệm từ những vụ gian lận thi cử vừa qua thì thấy rằng việc thi trên máy có nhiều ưu điểm nhưng một điểm mấu chốt cần cân nhắc và đưa ra bàn luận là: nếu có một người nắm giữ chìa khóa phần mềm này thì người đó có thể can thiệp vào hệ thống và làm thay đổi kết quả thi. Trước kia, nếu thi trên giấy thì việc sửa chữa, thay đổi kết quả của thí sinh chỉ có thể thực hiện với từng cá nhân nhưng nếu thi trên máy, một người nắm vị trí chủ chốt có thể can thiệp hàng loạt.

Phó Giáo sư Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, đề xuất: Nếu áp dụng tổ chức cả hai hình thức thi phù hợp với điều kiện của địa phương thì Bộ GD&ĐT cần tổng kết, đánh giá, so sánh ưu, nhược điểm giữa việc thi trên giấy và thi trên máy tính để có những điều chỉnh phù hợp về khâu tổ chức, tiến tới việc thi đại trà trên máy tính hằng năm.

Bên cạnh đó, để học sinh Trung học phổ thông được làm quen với việc thi trên máy tính thì các Trường Trung học phổ thông cần có phòng máy tính với các bài thi mẫu. Đồng thời, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, các sở GD&ĐT cần có diễn đàn riêng, có một số đề thi và phần mềm thi để mỗi học sinh có thể vào thi thử.

Bởi vì việc trang bị đủ máy tính cho tất cả các trường học trên cả nước đã là một bài toán, song quan trọng hơn, học sinh cần có thời gian thực hành trên máy tính thuần thục mới có thể triển khai phương thức thi này trên diện rộng.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Khởi động chương trình đào tạo thực tế 'Tinh hoa trong tài năng'

Khởi động chương trình đào tạo thực tế 'Tinh hoa trong tài năng'

Học bổng Panasonic nhận được hơn 850 hồ sơ đăng ký

Học bổng Panasonic nhận được hơn 850 hồ sơ đăng ký

Mở rộng đối tượng được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024

Mở rộng đối tượng được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024

Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận khoản tài trợ 1,5 triệu USD từ Google

Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận khoản tài trợ 1,5 triệu USD từ Google

Học phí đại học công lập Hà Nội năm học 2024-2025: Sự khác biệt giữa các trường top đầu và nhóm còn lại

Học phí đại học công lập Hà Nội năm học 2024-2025: Sự khác biệt giữa các trường top đầu và nhóm còn lại

FPT Shop khởi động sớm mùa Back To School

FPT Shop khởi động sớm mùa Back To School

Trường Quản trị và Kinh doanh không xét tuyển thí sinh thấp lùn

Trường Quản trị và Kinh doanh không xét tuyển thí sinh thấp lùn

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Hệ thống đăng ký thi HSA Đại học Quốc gia Hà Nội đuối sức trước lượng truy cập 'khủng'

Hệ thống đăng ký thi HSA Đại học Quốc gia Hà Nội đuối sức trước lượng truy cập 'khủng'

Cần 1.000 kỹ sư mỗi năm, trường đại học chạy đua đào tạo nhân lực vi mạch

Cần 1.000 kỹ sư mỗi năm, trường đại học chạy đua đào tạo nhân lực vi mạch

Bước tiến mới phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Bước tiến mới phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Tin mới cập nhật

Giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao

Giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao

ĐH Kinh tế Quốc dân đoạt ngôi Quán quân 'Sinh viên Kinh doanh số 2024'

ĐH Kinh tế Quốc dân đoạt ngôi Quán quân 'Sinh viên Kinh doanh số 2024'

FPT Shop mở bán độc quyền siêu phẩm HONOR Magic V3

FPT Shop mở bán độc quyền siêu phẩm HONOR Magic V3

Fortinet dự báo về mối đe dọa an ninh mạng năm 2025

Fortinet dự báo về mối đe dọa an ninh mạng năm 2025

VinaPhone chính thức phủ sóng 5G đến 63/63 tỉnh thành

VinaPhone chính thức phủ sóng 5G đến 63/63 tỉnh thành

Samsung 990 EVO Plus chính thức có mặt tại Việt Nam

Samsung 990 EVO Plus chính thức có mặt tại Việt Nam

Toshiba Lifestyle mang triết lý 'Sự hoàn hảo trong thầm lặng' chinh phục người dân thủ đô

Toshiba Lifestyle mang triết lý 'Sự hoàn hảo trong thầm lặng' chinh phục người dân thủ đô

'Galaxy AI is here - Lì xì một Galaxy như ý'

'Galaxy AI is here - Lì xì một Galaxy như ý'

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI miễn phí

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI miễn phí

Microchip giới thiệu MTCH2120 vào danh mục điều khiển cảm ứng điện dung

Microchip giới thiệu MTCH2120 vào danh mục điều khiển cảm ứng điện dung

Samsung One UI 7 beta: biến giấc mơ AI thành hiện thực

Samsung One UI 7 beta: biến giấc mơ AI thành hiện thực

MoMo ký kết hợp tác chiến lược cùng Bộ Công An

MoMo ký kết hợp tác chiến lược cùng Bộ Công An

Tin đọc nhiều

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải Ba cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải Ba cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn

'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online

'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online

Nhiều địa phương đưa học sinh trở lại trường để hoàn thành chương trình năm học 2020-2021

Nhiều địa phương đưa học sinh trở lại trường để hoàn thành chương trình năm học 2020-2021

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hơn nửa người học không có máy tính để học bài trực tuyến

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hơn nửa người học không có máy tính để học bài trực tuyến

Thêm nhiều trường cho sinh viên nghỉ học hết tháng 3

Thêm nhiều trường cho sinh viên nghỉ học hết tháng 3

TP.HCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3

TP.HCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3

Bộ GD&ĐT khẩn cấp xin ý kiến Thủ tướng về việc nghỉ học của học sinh vì virut corona

Bộ GD&ĐT khẩn cấp xin ý kiến Thủ tướng về việc nghỉ học của học sinh vì virut corona

Trường Đại học Phenikaa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao

Trường Đại học Phenikaa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao

11 bản thảo sách giáo khoa bị loại sau 2 vòng thẩm định

11 bản thảo sách giáo khoa bị loại sau 2 vòng thẩm định

Xử lý nghiêm trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông mùa tựu trường

Xử lý nghiêm trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông mùa tựu trường

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019