Hé lộ danh sách các ngân hàng liên quan đến bê hối "tiền bẩn" trị giá 2 nghìn tỉ USD
Liên quan đến hoạt động rửa tiền giá trị lên đến 2.000 tỉ USD, BuzzFeed News cùng với ICIJ đã công bố gồm các ngân hàng của Đức và Mỹ trong giai đoạn từ 1999 đến 2017.
- Các ngân hàng lớn nhất thế giới đã cho phép giới tội phạm rửa tiền "bẩn" ở quy mô hàng ngàn tỉ USD?
- Có tới 95% ngân hàng tin tưởng trí tuệ nhân tạo sẽ ngăn chặn rửa tiền tốt hơn
Các ngân hàng trên thế giới đang phải đối mặt với vụ bê bối mới về “tiền bẩn” giữa bối cảnh nhiều văn bản bị rò rỉ cho thấy các ngân hàng này đã chuyển hơn 2.000 tỉ USD trong các quỹ đáng ngờ trong gần hai thập niên qua.
Danh sách các ngân hàng liên quan đến bê bối "tiền bẩn" trị giá 2 nghìn tỉ USD.
Dựa trên những văn bản bị rò rỉ do BuzzFeed News thu thập được và báo cáo của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), các ngân hàng gồm HSBC Holdings Plc, Standard Chartered Plc và Barclays Plc có trụ sở tại Anh, Deutsche Bank AG và Commerzbank AG (đều của Đức) và các ngân hàng JPMorgan Chase & Co và Bank of New York Mellon Corp (đều của Mỹ) thuộc số những ngân hàng bị điểm tên có liên quan đến vụ bê bối “tiền bẩn” này.
Báo cáo này thu thập thông tin dựa trên 2.100 báo cáo về các hoạt động đáng ngờ (SAR) bị rò rỉ, bao gồm các giao dịch từ năm 1999 đến năm 2017, do các ngân hàng và các công ty tài chính khác nộp lên Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ.
Theo quy định, các ngân hàng được yêu cầu nộp SAR bất cứ khi nào xử lý các giao dịch đáng ngờ. Mặc dù một số ngân hàng cho biết nhiều giao dịch đã xảy ra từ rất lâu và kể từ đó họ đã siết chặt công tác kiểm tra song nhiều báo cáo đã cho thấy những vấn đề lớn hơn đối với hệ thống giám sát chính sách toàn cầu về nạn rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác.
Các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng trên toàn cầu, khi nhiều ngân hàng trong số đó đã phải đối mặt với các khoản tiền phạt lớn trong quá khứ do mất kiểm soát và chi hàng tỉ USD để tăng cường tuân thủ các nguyên tắc.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) mới đây đã kêu gọi các ngân hàng cần phải cải cách. IIF cho rằng cần có sự cân bằng giữa quản lý rủi ro tội phạm tài chính và đảm bảo quyền tiếp cận vào hệ thống tài chính cho các khách hàng hợp pháp.
Các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các ngân hàng từ lâu đã thừa nhận những sai sót cơ bản trong hệ thống chống rửa tiền. Những quy định về các hoạt động “bị cho là đáng ngờ” khá mơ hồ, dẫn đến một số ngân hàng thì gửi quá nhiều báo cáo, còn một số khác thì gửi quá ít.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý không đủ nhân lực để xử lý hàng triệu SAR, mà cần phải được phân tích để xác định xem có hoạt động nào vi phạm không.
Giá cổ phiếu của HSBC và StanChart đã chạm mức thấp nhất trong vòng 25 năm trong phiên ngày 21/9. Còn giá cổ phiếu của JPMorgan và Bank of New York Mellon, cũng nằm trong tốp 5 ngân hàng được nhắc đến thường xuyên nhất trong SAR, giảm hơn 3% trong phiên giao dịch tại New York.
Trong khi đó, giá cổ phiếu của Deutsche Bank, có liên quan đến số lượng SAR lớn nhất trong hồ sơ của BuzzFeed, đã giảm hơn 8%.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận