Thị trường chứng khoán ngày 29/11: Kết phiên sáng 2 sàn tăng điểm, châu Á tiếp tục giảm điểm
Khá nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường tăng giá và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Thanh khoản thị trường phiên sáng nay vẫn duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên hai sàn niêm yết chỉ đạt 100 triệu cổ phiếu, trị giá 1.850 tỷ đồng. Hang Seng mất gần 500 điểm, chứng khoán châu Á tiếp tục giảm.
- Chứng khoán Blue-chips giảm giá, thanh khoản tăng mạnh
- 10 công ty chứng khoán tiêu biểu được HNX vinh danh
- Các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm
Ảnh minh họa
Lực cầu được đẩy mạnh trên nhóm Large Cap trong rổ VN30 đã giúp sắc xanh chiếm ưu thế trở lại trên rổ này với 19 mã tăng, 9 mã giảm và 2 mã đứng giá, trong đó có tới 4 mã tăng hơn 1% là VRE, HDB, FPT và REE. Trong khi đó, ROS là mã duy nhất giảm 2%, còn lại đều lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.
Nếu xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì VCB, VRE và BID là những trụ chính củng cố sắc xanh của chỉ số, trong khi sắc đỏ PLX, ROS, MWG là những tác nhân kìm hãm đà tăng của thị trường. Trong khi đó, VNR, PVS, CDN là những mã chính giúp HNX-Index lấy lại được mốc tham chiếu.
Nhóm ngân hàng cũng đã tích cực hơn khi kết phiên sáng, số mã giảm chỉ còn 2 mã là CTG và EIB, trong khi có tới 10 mã hiện sắc xanh. Large Cap STB, VCB, BID đều dao động quanh mốc 0,5%.
CII hiện là điểm sáng tại nhóm xây dựng với mức tăng 3%, nhiều khả năng cũng nhờ vào thông tin CII dự kiến chia cổ tức 16% bằng tiền với thanh khoản có dấu hiệu cải thiện so với phiên trước.
HBC cũng tăng hơn 1% và đạt khối lượng cao nhất trong tuần qua, đồng thời tạo tín hiệu kỹ thuật tích cực với mẫu hình nến đảo chiều, qua đó báo hiệu về 1 nhịp hồi phục trên cổ phiếu. N
goài ra, theo ông Trần Quang Đại - Giám đốc Tài chính HBC, năm 2020, số lượng hợp đồng đã ký và chưa thực hiện (backlog) có thể đạt 2.000 tỷ đồng, bao gồm 16.000 tỷ đồng từ mảng dân dụng và 5.000 tỷ đồng đến từ xây dựng công nghiệp và hạ tầng, đồng thời Tập đoàn đưa ra kế hoạch doanh thu khoảng 22.000 tỷ đồng với lợi nhuận hợp nhất 1.000 tỷ đồng năm 2020. ĐIều này cho thấy triển vọng của cổ phiếu HBC khá khả quan trong năm 2020.
Trong khi đó, diễn biến nhóm xây dựng khá phân hóa với PC1, C69, DTD giảm nhẹ dưới 1%. Diễn biến nhóm nhựa cũng tương tự với AAA, BMP nhích nhẹ trên mốc tham chiếu, trong khi NTP giảm hơn 1%.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1,95%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1,6%.
Khối ngoại hiện mua ròng gần 89 tỷ đồng trên sàn HoSE với lực mua ròng tập trung ở các mã ROS, VRE, VCB. Trong khi đó, khối này đang bán ròng trên sàn HNX-Index với lực bán ròng tập trung ở PVS.
Tại thị trường châu Á, MSCI châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,6%. Hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu tại Hong Kong và Hàn Quốc.
Hang Seng của Hong Kong mất 493 điểm, tương đương giảm 1,8%. Kospi của Hàn Quốc giảm 1,1% sau khi ngân hàng trung ương tuyên bố giữ lãi suất ổn định ở 1,25%.
Ngoài ra, Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,1%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,4% và 0,5%. Ở chiều ngược lại, ASX 200 của Australia và NZX 50 của New Zealand lần lượt tăng 0,08% và 0,9%.
Giới đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sau khi Tổng thống Donald Trump ký 2 đạo luật ủng hộ người biểu tình tại đặc khu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận