Triển vọng phát triển thương mại điện tử khu vực ASEAN
Các quốc gia thành viên ASEAN hiện đang thúc đẩy kết nối thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực, góp phần thực hiện Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, tăng cơ hội phục hồi kinh tế sau đại dịch cho quốc gia.
- Indonesia áp dụng biện pháp thuế nhập khẩu hàng hóa thương mại điện tử
- 13 tỷ USD - Con số mà thị trường thương mại điện tử Việt Nam hướng tới trong năm 2020
Theo nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021, năm đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn thì 85% người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á đang sử dụng các phương thức thanh toán số như thanh toán bằng thẻ, thanh toán thẻ không tiếp xúc, thanh toán di động, ví điện tử và thanh toán bằng mã QR.
(Ảnh minh họa)
Giám đốc Visa khu vực Đông Nam Á, ông Tareq Muhmood cho biết, trong năm qua do tác động của đại dịch, việc áp dụng giao dịch kỹ thuật số đã tăng lên đáng kể. Lối sống của người dân khu vực Đông Nam Á đang thay đổi, được hỗ trợ bởi các trải nghiệm thanh toán sáng tạo khi thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, các chủ thể kinh doanh số hóa hoạt động kinh doanh để thích ứng với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.
Cũng theo nghiên cứu trên, gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á (64%) đã trải nghiệm không dùng tiền mặt, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%), Philippines (79%) và Indonesia. (68%).
Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, 86% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Philippines tin rằng họ cần trở thành một doanh nghiệp kỹ thuật số để thành công.
Trong thời gian đại dịch, từ 1.700 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trực tuyến trong quý đầu tiên của năm 2020, con số này đã tăng lên gấp 50 lần với khoảng 88.000 doanh nghiệp vào cuối năm.
Khai thác cơ hội từ lĩnh vực thương mại điện tử đang tạo ra trạng thái ‘bình thường mới’ cho thương mại vốn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Philippines.
Trong khi đó, Indonesia, quốc gia có hệ thống thương mại điện tử tương đối tiên tiến so với các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tận dụng thị trường xuyên biên giới một các triệt để.
Theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company, vào năm 2020, giá trị giao dịch thương mại điện tử của Indonesia cao nhất Đông Nam Á, đạt 32 tỷ USD.
Theo số liệu của Ngân hàng Indonesia, giao dịch thương mại điện tử của nước này trong quý đầu tiên năm 2021 đã tăng 63,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia đã xây dựng ‘Lộ trình kỹ thuật số Indonesia 2021-2024’ với bốn trụ cột, đó là xât dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nâng cao năng lực quản trị kỹ thuật số, xã hội hóa kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số.
Năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Singapore đã đưa ra ‘Gói thúc đẩy thương mại điện tử’ mới để hỗ trợ các nhà bán lẻ vừa và nhỏ có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thương mại điện tử trong việc chuyển đổi số.
Trong bối cảnh đó, năm 2020, Việt Nam, quốc gia Chủ tịch ASEAN đã đề xuất tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN với mục đích khuyến khích, thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN, góp phần thực thi Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử; mang đến môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, lành mạnh, thiết thực cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trên thương mại điện tử.
Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, chương trình là bước đi quan trọng để khối ASEAN thể hiện sự đoàn kết và phục hồi kinh tế sau đại dịch, mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Năm nay sự kiện do Brunei Darussalam, quốc gia Chủ tịch ASEAN 2021 phối hợp với Singapore và Việt Nam tổ chức đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng thế giới kinh doanh tại ASEAN đã sẵn sàng quay trở lại hoạt động kinh doanh giữa đại dịch Covid-19, đồng thời mở ra cơ hội cho hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN trong tương lai.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận