IoT và AI sẽ đưa châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu thế giới về chăm sóc sức khoẻ
Với việc áp dụng các bước tiến của IoT cũng như AI vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ đang khẳng định vị thế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trên trường quốc tế và sẽ đưa khu vực lên vị trí dẫn đầu thế giới trong tương lai gần.
- AI là phương tiện đắc lực giúp tin tặc tấn công vào IoT
- Khám chữa bệnh bằng áp dụng AI và IoT
- Khó khăn và thuận lợi khi triển khai nền tảng Telehealth - khám chữa bệnh từ xa
Các dự báo nhận định trong những năm tới, các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu trong ứng dụng Internet vạn vật (IoT) và các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
IoT và AI sẽ là chủ lực trong lĩnh vực sức khoẻ của thế giới.
Theo Sputnik, trong những điều kiện mới hiện nay, các quy trình số hóa đang trở nên hoàn thiện hơn và trong tương lai gần sẽ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực.
Market Data Forecast dự báo Thị trường toàn cầu về ứng dụng IoT trong chăm sóc y tế và sức khỏe sẽ tăng trưởng với tốc độ 28,5%, từ 63,80 tỷ USD năm 2019 lên 435,75 tỷ USD vào năm 2027.
Trong khi đó, thị trường ứng dụng các công nghệ AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên 31 tỷ USD vào năm 2025, tức là gấp 7 lần so với năm 2019.
Đồng thời, dự báo cũng chỉ ra nhờ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ ghi nhận tốc độ phát triển số hóa cao nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn 2020- 2027 sẽ là 29,5%.
Theo các nhà phân tích của Reports and Data, Trung Quốc và Ấn Độ là hai "người chơi" chính trong khu vực. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển các công nghệ Internet trong lĩnh vực y tế cũng được nhiều nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, đặc biệt là trong thời gian ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bên cạnh đó, Sputnik cũng dẫn nhận định của giới chuyên gia lưu ý rằng mục tiêu phát triển y tế số hóa cũng cần đi đôi với đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này.
Sputnik dẫn chứng Nga hiện đã đào tạo được lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp bằng “bác sĩ y học kỹ thuật số”. Trước khi được đào tạo chuyên nghiệp về y học, những chuyên gia này đã được trang bị kiến thức cơ bản về vật lý, toán học.
Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng các quy trình ứng dụng công nghê IoT và AI trong y tế đã tăng tốc đáng kể trong năm nay trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến chính phủ của các nước quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ này. Ngày càng có nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương xây dựng các bệnh viện thông minh.
Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực không chỉ xây dựng những bệnh viện thông minh mà còn đưa vào ứng dụng các công nghệ mới nhất để điều trị hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.
Hôm 22/6, Bộ Y tế Campuchia đã công bố khởi động chương trình bệnh viện thông minh đầu tiên trong nước - Bệnh viện thông minh sức khỏe điện tử e-Health Yoeung, thuộc Bệnh viện Preah Ang Duong.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận