Giá cước của xe công nghệ sẽ phải tính như doanh nghiệp vận tải
Với dự thảo Nghị định 86 đang được trình lên Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc gỡ bỏ quy định xe công nghệ phải “gắn mào” được quan tâm, thì điều kiện kinh doanh vận tải cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh đặt xe bằng công nghệ.
- Grap: Ứng dụng đặt xe công nghệ đến tham vọng trở thành "siêu ứng dụng"
- Hãng đặt xe công nghệ Grab công bố con số chính thức "rót" vào Việt Nam
- Xe taxi có thể bỏ mào để dán phù hiệu như xe công nghệ
Theo đó, Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo mới nhất của Nghị định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với các nội dung sửa đổi theo góp ý của các Bộ, ngành trong đó nội dung được quan tâm nhất là gỡ bỏ quy định "gắn mào" cho xe công nghệ.
Ngoài việc gỡ bỏ những rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cung cấp nền tảng gọi xe, Bộ GTVT cũng đưa ra những quy định chi tiết hơn đối với lĩnh vực hoạt động này.
Cụ thể, theo quy định trong dự thảo mới của Bộ GTVT, đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải chỉ cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải và không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải.
Giá cước đặt xe công nghệ sẽ được áp dụng như doanh nghiệp vận tải.
Trong quy trình hoạt động, các doanh nghiệp này phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử. Thực hiện ghi nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng và chuyển yêu cầu vận chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia trong nền tảng; Thực hiện vai trò là đơn vị trung gian để đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện thỏa thuận giá cước và điều động phương tiện, lái xe thực hiện vận chuyển;
Ghi nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của lái xe để thông tin đến đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh dịch vụ vận tải đã cung cấp; Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin đối với các dữ liệu của hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe theo quy định pháp luật.
Bộ GTVT cũng quy định các doanh nghiệp này chỉ được cung cấp dịch vụ nền tảng cho đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu...
Thực hiện lưu trữ toàn bộ lịch sử các giao dịch đã thực hiện trên nền tảng trong thời gian lưu trữ tối thiểu 2 năm. Đồng thời, cung cấp cho cơ quan quản lý danh sách các đơn vị vận tải, xe ô tô và lái xe của các đơn vị vận tải hợp tác với đơn vị cung cấp nền tảng hoặc cung cấp tài khoản truy cập vào nền tảng cho cơ quan quản lý khi có yêu cầu.
Trường hợp đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như việc trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định và các quy định giao dịch điện tử đã nêu.
Như vậy, các doanh nghiệp cung cấp các nền tảng gọi xe hiện nay như Grab, be, FastGo có thể sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của một đơn vị kinh doanh vận tải nếu tham gia vào một trong những công đoạn nêu trên, nhất là việc quyết định giá cước vận tải.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận