Các nhà khoa học tìm cách kiểm soát và khai thác sức mạnh của bão
Các nhà khoa học đã bắt đầu tìm cách kiểm soát các cơn bão đang ngày càng trở nên dữ dội hơn khi khí hậu Trái Đất nóng lên, sớm nhất là vào năm 2050. Họ hy vọng có thể làm tan các cơn bão nhiệt đới với sức mạnh to lớn trước khi chúng đổ bộ lên đất liền và giảm thiểu đáng kể thiệt hại. Chưa kể, chúng ta có thể biến đổi lượng nặng lượng bão thành điện năng phục vụ cho đời sống.
- Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trên Biển Đông
- Biến đổi khí hậu đang làm ‘biến dạng’ hình ảnh của một số loài vật
- Công nghệ nào phù hợp với Việt Nam trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
Dự án mang tên Typhoonshot được thực hiện bởi nhiều trường đại học. Theo ông Hironori Fudeyasu, giáo sư khí tượng học tại Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản, người dẫn đầu nhóm dự án Typhoonshot: ‘Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn bão gây ra tổn thất cực lớn.
Nhưng giờ đây, nó sẽ không còn là một vấn đè nữa khi với công nghệ mới này, ta có thể hút đi sức mạnh của chúng và biến năng lượng đó thành nguồn tài nguyên hữu ích phục vụ cuộc sống.’
Kế hoạch Stormfury của Mĩ nhằm làm giảm sức mạnh của các cơn bão nhiệt đới (ảnh minh họa).
Nỗ lực kiểm soát bão của con người đã có từ lâu. Tại Hoa Kỳ đã cho nhiều lần tiến hành các thí nghiệm, đến khoảng năm 1970, về việc thả bạc iodide vào các trận cuồng phong với hy vọng rằng chúng sẽ thay đổi hình dạng của các cơn bão và làm suy yếu chúng.
Mặc dù các báo cáo nói rằng việc này làm giảm tốc độ gió của các cơn bão từ 10 đến 30 phần trăm, nhưng không thể loại trừ việc các cơn bão tự suy yếu. Ông Fudeyasu tin rằng thời điểm đã chín muồi để thử lại sau nửa thế kỷ.
Nhờ công nghệ hiện đại hơn mà độ chính xác của dự báo bão đã tăng lên đáng kể, cho phép các nhà khoa học đánh giá chặt chẽ ảnh hưởng của sự can thiệp của con người vào các cơn bão.
Các nhà khoa học trong nhóm dự án đang có ý tưởng thả một lượng lớn băng vào mắt bão từ một chiếc máy bay như một biện pháp làm mát. Một cơn bão thu được sức mạnh từ nhiệt lượng tỏa ra từ hơi nước ở một đại dương ấm áp. Do đó, việc làm mát nhiệt độ của bão được cho là sẽ làm suy yếu sức mạnh của nó.
Bão Faxai đổ bộ lên Nhật Bản năm 2019 (ảnh minh họa).
Một mô phỏng với cơn bão số 15 năm 2019 (Faxai), gây ra thiệt hại tại tỉnh Chiba và các khu vực khác, cho thấy biện pháp này làm giảm tốc độ gió từ 3,6 đến 10,8 km/h, dẫn đến giảm khoảng 30% các tòa nhà bị hư hại do gió mạnh . Các nhà khoa học đang tìm các biện pháp thay thế cho đá băng như đá khô, đòi hỏi khối lượng đá ít hơn.
Giáo sư Fudeyasu cho biết việc cố gắng can thiệp vào một cơn bão có thể đem tới một vài tác dụng phụ, tuy nhiên, theo ông: ‘Chúng tôi đang cố gắng giải quyết các vấn đề gây ra bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.’
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận