DeFi - Khắc tinh của tội phạm công nghệ
Khi đồng tiền ảo ngày càng trở thành mục tiêu ưa thích của giới tội phạm công nghệ thì thị trường truyền thống CeFi đã không còn an toàn, và DeFi được ra đời với mục tiêu ban đầu tạo nên giao dịch không qua khâu trung gian để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch được thực hiện trên nền tảng này.
- Trung Quốc chặn người dân tìm kiếm các sàn giao dịch tiền ảo
- Hàn Quốc: Sàn giao dịch tiền ảo quốc tế ồ ạt 'dứt áo ra đi'
- Bộ Công an cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo tại các sàn BO giao dịch tiền ảo
Trong gần 13 năm tiền điện tử tồn tại, các sàn giao dịch tài chính tập trung của CeFi là trung gian giữa người mua và bán tiền điện tử đứng trước nguy cơ của những vụ đánh cắp lượng lớn tiền điện tử.
Để ứng phó với các nguy cơ tấn công mạng lớn hơn, thị trường đã thích ứng khi "nảy nở" trong lĩnh vực tài chính phi tập trung đó là mục tiêu mà DeFi ra đời thực hiện chức năng giao dịch tiền điện tử trực tiếp giữa người dùng mà không cần qua bên trung gian.
Tiền ảo là mục tiêu ưa thích của tội phạm công nghệ bởi giá trị cao trên thị trường.
Một trong những minh chứng điển hình của nguy cơ này là vụ Poly Network bị tấn công tuần trước khiến khoản tiền điện tử trị giá 610 triệu USD “bốc hơi”. Vài ngày sau vụ tấn công lịch sử, nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) này thông báo các tin tặc hoặc tin tặc “mũ trắng” đã trả lại gần như toàn bộ số tiền điện tử đã đánh cắp.
Các cuộc phỏng vấn chuyên gia phân tích, luật sư và lãnh đạo trong ngành cho thấy cái kết trong câu chuyện của Poly Network là hiếm hoi trong bối cảnh rủi ro nổi lên nhanh chóng trong lĩnh vực giao dịch tiền điện tử đang nở rộ này. Ước tính, các nền tảng DeFi đang xử lý lượng tiền điện tử trị giá hơn 80 tỷ USD, cao hơn so với 6 tỷ USD thời điểm một năm trước.
Các trang DeFi cho phép người dùng vay, cho vay và tiết kiệm thường dưới hình thức tiền điện tử, trong khi “qua mặt” các bên giám sát tài chính truyền thống như ngân hàng và sàn giao dịch. Những người ủng hộ DeFi nói rằng công nghệ này giúp người dùng tiếp cận với dịch vụ tài chính hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, vụ tấn công Poly Network - nền tảng ít được biết đến trước đó - cho thấy sơ hở, thiếu sót của các trang DeFi mà tội phạm có thể lợi dụng. Các tin tặc có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn mở mà các nền tảng này sử dụng.
Trong khi đó, các nạn nhân thường ít hoặc không thể trông cậy vào các quy định pháp lý còn chưa thống nhất về vấn đề này. Giới chuyên gia DeFi cho biết rủi ro an ninh có xu hướng nằm ở những trang mới lập với mã nguồn mở kém bảo mật hơn.
Tuần trước, công ty phân tích tiền điện tử CipherTrace cho biết trong 7 tháng đầu năm nay, các vụ tấn công mạng và gian lận tiền điện tử đã làm thất thoát khoảng 474 triệu USD.
Báo cáo của công ty này nhấn mạnh: "Mặc dù con số này có vẻ là nhỏ so với những năm trước, nhưng điều này cho thấy một xu hướng mới đáng báo động, đó là các vụ tin tặc liên quan DeFi hiện chiếm tới 60% số lượng cũng như giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công mạng". Theo Cipher Trace, ở thời điểm trước năm 2019, các vụ tin tặc liên quan DeFi hầu như không tồn tại.
Trong khi các trang DeFi chưa chứng tỏ được khả năng quản lý chặt chẽ hệ thống giao dịch của mình, giới phân tích cho rằng nhà chức trách cần siết chặt các quy định quản lý đối với các nền tảng này.
Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler cảnh báo sẽ áp dụng lập trường cứng rắn đối với các nền tảng DeFi.
Ông cho biết những nền tảng này có thể được đưa vào quản lý theo luật chứng khoán Mỹ, đồng thời kêu gọi Quốc hội soạn thảo luật phù hợp nhằm kiểm soát DeFi và hoạt động giao dịch tiền điện tử.
Thực tế, trong tháng 8 này, SEC đã có hành động thực thi pháp luật đầu tiên đối với một công ty sử dụng công nghệ DeFi bị cáo buộc phát hành chứng khoán chưa đăng ký và lừa đảo các nhà đầu tư. Tương tự, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) của Mỹ cũng cảnh báo sẽ siết chặt kiểm soát các nền tảng DeFi.
Trước đó, các sàn giao dịch tập trung là mục tiêu chính của các vụ tấn công mạng. Chẳng hạn, sàn giao dịch Mt.Gox có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản đã bị đánh sập năm 2014 sau khi mất số tiền bitcoin tương đương 500 triệu USD. Sự sụp đổ của Mt. Gox khi đó được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính bitcoin.
Nhưng đến năm 2018, sàn giao dịch Coincheck cũng có trụ sở tại Tokyo, mất số tiền điện tử trị giá 530 triệu USD, vượt qua cả giá trị bitcoin biến mất khỏi sàn Mt.Gox. Kể từ đó, nhiều sàn giao dịch khác tăng cường bảo mật nên các vụ tấn công mạng quy mô lớn như vậy hiếm khi xảy ra.
Theo Tạp chí ĐIện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận