Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn an toàn bức xạ

Đào Công
18/02/2021 10:06
D

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo vô số các chủng loại thiết bị mới, công nghệ mới có sử dụng tần số vô tuyến. Nhu cầu sử dụng phổ tần ngày càng tăng cũng dẫn đến việc các Nhà quản trị, Nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ cần quan tâm hơn đến vấn đề phơi nhiễm trường điện từ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người.

Tại Hội thảo về tương thích điện từ và an toàn bức xạ vô tuyến điện diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2020 vừa qua, Trung tâm Kỹ thuật - Cục Tần số vô tuyến điện báo cáo "Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn an toàn bức xạ". Ban biên tập Tạp chí Điện tử giới thiệu tới quý bạn đọc trích lược báo cáo.

Các nguồn RF hoạt động trong các dải tần số khác nhau và có thể được phân thành hai loại chính: nguồn RF hoạt động gần và nguồn RF hoạt động xa cơ thể con người. Đối với nguồn RF hoạt động gần cơ thể thường là các bộ phát di động, điển hình như điện thoại di động, điện thoại không dây (DECT), wifi và các hệ thống không dây khác. Những thiết bị này khi hoạt động gần cơ thể có thể gây ra hiện tượng gia nhiệt trên vùng mô tiếp xúc và lân cận do hiệu ứng trường gần và thường được đánh giá theo tỉ lệ hấp thu riêng SAR (Specific Absorption Rate).

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Nguồn RF hoạt động xa cơ thể thường là các máy phát được lắp cố định, ví dụ như các trạm gốc thông tin di động, các đài phát thanh, truyền hình, các hệ thống ra-đa quân sự, dân sự và các hệ thống di động dùng riêng... Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người từ những nguồn này được đánh giá thông qua mức độ phơi nhiễm trường điện từ lên toàn bộ cơ thể ở trường xa, thường được thể hiện bằng thông số cường độ trường và mật độ công suất PD (power-density).

Để đánh giá mức độ tác động của các nguồn RF này tới sức khỏe con người, một số tổ chức trên Thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, khuyến nghị, hướng dẫn chung về an toàn bức xạ vô tuyến. Các quốc gia trên thế giới sẽ cân nhắc những khuyến nghị này, kết hợp với các nghiên cứu của quốc gia để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia dành riêng.

Giới hạn trường gần

Các thiết bị vô tuyến sử dụng gần với cơ thể con người, đặc biệt là các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, sẽ gây ra hiệu ứng gia nhiệt cục bộ tại các vùng mô tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với nguồn phát do năng lượng được hấp thu qua mô. Phơi nhiễm vô tuyến từ các thiết bị cầm tay thường sẽ cao hơn một vài bậc so với từ các trạm phát di động hoặc các trạm phát thanh truyền hình [4] [5] [6] và được đánh giá dựa trên giá trị SAR. Giới hạn theo SAR có thể phụ thuộc vào loại mô tế bào chịu phơi nhiễm, ví dụ như vùng đầu, mắt, vành tai, phần thân người hoặc các chi.

Có hai giá trị SAR được xem xét là SAR biến đổi và SAR trung bình, trong đó mức SAR trung bình 1,6 W/kg được lấy trung bình trên mỗi 1 g mô dựa trên việc cân nhắc liều lượng hấp thụ năng lượng không đồng đều; và mức SAR trung bình 2 W/kg lấy trung bình trên 10 g mô được xem xét dựa theo lý do sinh học có liên quan đến các tế bào vùng mắt [26].

Trong khi mức ngưỡng SAR 2 W/kg, khuyến nghị theo ICNIRP 1998, 1999/519/EC và ANSI/IEEE C95.1-2006, được nhiều quốc gia chấp nhận thì Hoa Kỳ lại quy định mức SAR khắt khe hơn 1,6 W/kg theo FCC. Một số quốc gia khác như Canada, Hàn Quốc [7] [8] cũng áp dụng mức giới hạn phơi nhiễm 1,6 W/kg này theo IEEE Std C95.1-1999 [9].

Giới hạn SAR của Việt Nam được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005, theo đó giới hạn phơi nhiễm đối với con người được xây dựng trên cơ sở có một ngưỡng tham chiếu phơi nhiễm RF với SAR trung bình trên toàn cơ thể là 4W/kg trước khi có khả năng xuất hiện các ảnh hưởng gây bất lợi tới sức khỏe. Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp dựa trên cơ sở giảm mức phơi nhiễm tham chiếu này xuống còn 1/10, tức là bằng 0,4W/kg. Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp sẽ bằng 1/5 của giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp tức là bằng 0,08 W/kg lấy trung bình trên toàn cơ thể và SAR đỉnh không vượt quá 1,6 W/kg lấy trung bình trên 1g mô; riêng bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá nhân cho phép mức SAR đỉnh là 4W/kg; thời gian lấy trung bình là 6 phút.

Bảng 1: So sánh mức giới hạn SAR của một số quốc gia

Đối với giới hạn phơi nhiễm vô tuyến trường gần từ các thiết bị di động, cầm tay (SAR), trên thế giới có 152 quốc gia áp dụng mức giới hạn theo khuyến nghị quốc tế (2 W/kg trung bình trên 10g mô), 19 quốc gia áp dụng mức giới hạn do FCC đưa ra (1,6W/kg, trung bình trên 1g mô), 2 quốc gia vẫn giữ mức giới hạn cũ từ thời Liên bang Xô Viết, tuy vậy tính thực thi của giới hạn này là không rõ ràng. Các nhà sản xuất thường sẽ tuân theo mức giới hạn quốc tế nếu như mức giới hạn quốc gia không được quy định rõ [31].

Hình 1: Bản đồ các quốc gia theo mức giới hạn SAR được áp dụng [31]

Giới hạn phơi nhiễm trường xạ

a) Một số mức tham chiếu quốc tế

Tại các tần số dưới 10MHz (bước sóng 30m), ảnh hưởng thần kinh trên cơ thể người thường là do hiệu ứng trường gần, các mức tham chiếu được đưa ra chủ yếu là cho cường độ điện trường (V/m). Giữa 10MHz và 300GHz, mức tham chiếu được đưa ra theo PD (W/m2), để ngăn ngừa sự gia nhiệt quá mức trong mô tế bào ở gần hoặc ở trên bề mặt cơ thể. Giá trị PD đối với phơi nhiễm công cộng thấp hơn 5 lần so với phơi nhiễm nghề nghiệp.

Hình 2: So sánh mức tham chiếu của ICNIRP 1998 và ICNIRP 2020 đối với phơi nhiễm nghề nghiệp [33]

Hình 3: So sánh mức tham chiếu của ICNIRP 1998 và ICNIRP 2020 đối với phơi nhiễm công cộng [33]

Hình 4: So sánh mức giới hạn của IEEE C95.1-2019 và ICNIRP 1998 đối với phơi nhiễm môi trường công cộng [28]

Hình 5: So sánh mức giới hạn của IEEE C95.1-2019 và ICNIRP 1998 đối với phơi nhiễm cục bộ [28]

Với các trạm phát cố định, giới hạn phơi nhiễm cho môi trường công cộng, không xáo trộn và không được kiểm soát là phụ thuộc chính vào đặc điểm của môi trường công cộng đó. Các Cơ quan quản lý viễn thông hướng tập trung vào phơi nhiễm công cộng, nhưng các cơ quan quản lý khác thường quan tâm tới phơi nhiễm nghề nghiệp. Ủy ban Châu Âu, theo Chỉ thị 2013/35/EU [13], chấp nhận giá trị giới hạn do ICNIRP 1998 đưa ra về phơi nhiễm nghề nghiệp; mức giới hạn cho môi trường công cộng theo ICNIRP 1998 và theo Ủy ban Châu Âu (EC) 1999/519/EC [14] là giống nhau. Giới hạn phơi nhiễm được quy định trong ICNIRP 1998, 1999/519/EC và ANSI/IEEE C95.1-2006 [16] đối với phát xạ chính từ các trạm phát cố định ở dải tần trên 10 MHz là tương đương nhau [26]; điều này vẫn đúng đối với các phiên bản cập nhật mới của ICNIRP 2020 và IEEE C95.1-2019 tại dải tần trên 30MHz [28] [33].

b) Giới hạn phơi nhiễm tại một số quốc gia

+ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và Nhật Bản có quy định giống nhau về mức tham chiếu PD. Theo FCC 1997 OET Bulletin 65 và FCC CFR 47 [17], FCC dựa chủ yếu trên tiêu chuẩn IEEE C95.1- 1999 [9], tuy được sửa đổi thành IEEE C95.1-2006 [16] nhưng FCC vẫn áp dụng mức giới hạn cũ. Trong khi đó ANSI thừa nhận IEEE C95.1-2006 [16] và được chỉ định thành ANSI/IEEE C95.1-2006.

Mức tham chiếu phơi nhiễm vô tuyến chính thức của Hoa Kỳ và Nhật Bản áp dụng cho dải tần số từ 300-1500MHz là f(MHz)/150 W/m2, bằng 4/3 lần so với mức tham chiếu của hướng dẫn ICNIRP 1998 là f(MHz)/200 W/m2 (cho dải tần 400-1500MHz). Tuy đã đưa ra thảo luận và nhận nhiều ý kiến góp ý, nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên các mức giới hạn phơi nhiễm này.

+ Nhật Bản

Nhật Bản xác định mức giới hạn PD theo FCC, tuy vậy dải tần số được quy định lên tới 300GHz, trong khi Hoa Kỳ chỉ quy định đến 100Ghz. Nhật Bản và Hoa Kỳ sử dụng đơn vị đo PD là mW/cm2 khác so với ICNIRP W/m2, ta có công thức chuyển đổi: W/m2 = 0,1 mW/cm2.


Bảng 2: Giới hạn phơi nhiễm môi trường công cộng, không kiểm soát tại Hoa Kỳ và Nhật Bản [26]

+ Canada

Năm 2009, Health Canada (HC), đơn chị chủ quản chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân Canada, đã thiết lập các mức giới hạn phơi nhiễm vô tuyến tham chiếu theo Hoa Kỳ và được quy định trong Canada Safety Code 6 (SC6). Đến năm 2015, HC xem xét lại các giới hạn này và công bố các mức tham chiếu mới trong SC6 (2015) [11], theo đó các giới hạn được thiết lập khắt khe hơn trên một số dải tần khi xem xét mô hình tương tác giữa trường điện từ với cơ thể người và cũng để nhằm tạo ra khoảng bảo vệ tốt hơn cho dân chúng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ em, cụ thể:

Tần số (MHz)

Mật độ công suất (W/m2)

10-20

2

20-48

48-300

1,291

300-6000

6000-15000

10

15000-150000

10

150000-300000

Bảng 3: Mức tham chiếu của Canada Safety Code 6 [26]

Bảng sau so sánh mức ngưỡng được áp dụng giữa các quốc gia theo PD, áp dụng cho môi trường không kiểm soát trong dải tần số từ 20MHz - 6GHz, theo đó có thể thấy Canada là quốc gia áp dụng mức giới hạn khắt khe nhất.

Bảng 4: So sánh một số mức tham chiếu (V/m2) [26]

+ Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia duy nhất áp dụng song song 2 chuẩn quốc gia về phơi nhiễm vô tuyến với các giới hạn khác nhau, trong đó một tiêu chuẩn về phát xạ trường điện từ được ban hành bởi Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia GB 8702-88 [19] và tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành, GB 9175 [20], chỉ quy định mức giới hạn về cường độ trường, không đưa ra giới hạn về SAR. Riêng đối với các trạm phát, tiêu chuẩn quốc gia GB 8702-88 được áp dụng, tuy nhiên, trong triển khai thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ thường sẽ áp dụng giá trị giới hạn khắt khe hơn của Bộ Y tế. Giới hạn phơi nhiễm PD công cộng được quy định cho dải tần từ 30-3000MHz là 0,4 W/m2, theo GB 8702-88. Ví dụ tại 900MHz, mức giới hạn này là 0,4 W/m2 chỉ tương đương 9% mức PD của ICNIRP 1998 và bằng 0,8% mức cường độ trường của ICNIRP 1998. Còn trong tiêu chuẩn GB 8702-88, mức giới hạn SAR nghề nghiệp là 0,1 W/kg và 0,02 W/kg cho môi trường công cộng, chỉ bằng 1/4 so với mức quy định cho toàn cơ thể của ICNIRP, IEEE hay EU. GB 8702-88 không quy định SAR cho các bộ phận riêng của cơ thể, thay vào đó những giới hạn này được đưa ra trong tiêu chuẩn GB 21288-2007.

+ Hàn Quốc, Pháp, Anh và Châu Âu

Hàn Quốc chấp nhận mức tham chiếu của ICNIRP 1998 [7][8], trong khi vẫn theo các mức giới hạn về SAR của Hoa Kỳ và Canada (IEEE C95.1-1999).

Pháp và Anh tuân theo các khuyến nghị của Hội đồng Châu Âu, 1999/519/EC [13], mức tham chiếu phơi nhiễm tương đương với ICNIRP 1998. Tại Pháp, mức phơi nhiễm vô tuyến xung quanh các trạm di động tế bào được đo đạc bởi các phòng thử nghiệm được chỉ định và được công bố và mỗi người dân đều có quyền yêu cầu thực hiện các phép đo đạc cụ thể. Năm 2014, Chính phủ Anh thông qua việc quy định mức phơi nhiễm từ các trạm gốc phải đáp ứng theo ICNIRP 1998. Châu Âu quy định về phơi nhiễm vô tuyến trong Chỉ thị 2013/35/EU [13], giới hạn phơi nhiễm công cộng theo trường điện từ trong dải tần từ 0 Hz tới 300 GHz. Tuy vậy, có sự khác nhau về áp dụng mức giới hạn phơi nhiễm giữa các nước thành viên Châu Âu, không có cơ sở pháp lý nào cho Hội đồng Châu Âu thiết lập một mức phơi nhiễm công cộng chung cho các trạm gốc.

Nói chung, các quốc gia Bắc Âu hướng tuân thủ nhiều hơn theo 1999/519/EC so với các quốc gia Nam Âu, và không có sự tách biệt rõ ràng nào giữa các quốc gia ở Đông và Tây Âu. Thụy Sỹ và Italia, dựa trên tính khả thi về mặt kỹ thuật, áp dụng mức tham chiếu PD chỉ bằng 0,01 mức của ICNIRP 1998 cho các tần số dưới 2GHz. Thụy Sỹ áp dụng ICNIRP làm giới hạn cơ bản cho phơi nhiễm tổng thể, và sau đó bổ sung thêm một số giá trị giới hạn về việc cài đặt (Installation Limit Values-ILV), ngoài ra quốc gia này cũng thiết lập các mức giới hạn phơi nhiễm tiền cảnh báo sử dụng cho các khu vực nhạy cảm như các tòa chung cư, trường học, bệnh viện, công sở và sân chơi trẻ em. Giới hạn phơi nhiễm cho công cộng được áp dụng tại Ba La là 0,1 W/m2 trong dải tần từ 300MHz - 300GHz, hạn chế hơn nhiều so với mức tham chiếu của ICNIRP (từ 2 đến 10 W/m2 trong dải trên 10Mhz). Hungary áp dụng giới hạn của ICNIRP từ năm 2004, trong khi Luxembourg áp dụng mức tham chiếu thấp hơn ICNIRP 20 lần [26].

+ Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3718-1:2005 quy định “Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300GHz”. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn AS/NZS 2772.1:1998 của Úc và Newzealand, quy định:

Bảng 5: Giới hạn phơi nhiễm bức xạ trường điện từ tại Việt Nam [32]

Đối với phơi nhiễm trường xa từ các trạm cố định, WHO khuyến cáo chấp nhận mức giới hạn phơi nhiễm quốc tế được đưa ra bởi ICNIRP. Có tất cả 132 quốc gia tuân theo khuyến cáo này, 11 quốc gia áp dụng mức giới hạn của FCC 1996 và 36 quốc gia đã đưa ra các mức giới hạn quốc gia dành riêng [31].

Hình 6: Sơ đồ phân bố của các quốc gia theo loại tiêu chuẩn an toàn bức xạ được áp dụng [31]

Tựu chung lại thì đối với phơi nhiễm trường gần, có 2 mức giới hạn SAR chính: mức giới hạn quốc tế 2 W/kg, lấy trung bình trên 10g mô, được 152 quốc gia trên thế giới chấp nhận và mức giới hạn 1,6W/kg, lấy trung bình trên 1g mô do FCC đưa ra, được 19 quốc gia áp dụng.

Còn đối với phơi nhiễm trường xa từ các trạm cố định, có một số quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia dành riêng cho mình, phần lớn trong số này sẽ áp dụng các mức giới hạn khắt khe hơn so với mức tham chiếu quốc tế, Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đó. Phần nhiều các quốc gia khác lựa chọn chấp nhận một trong hai giá trị tham chiếu chính: hoặc chọn mức tham chiếu quốc tế do ICNIRP xây dựng; hoặc áp dụng mức giới hạn do FCC 1996 đề ra. Cơ sở kỹ thuật để xây dựng các mức giới hạn phơi nhiễm điện từ đối với con người là khác nhau giữa các tổ chức hoặc quốc gia, dẫn đến việc giá trị giới hạn được áp dụng tại các quốc gia cũng sẽ khác nhau, và mức ngưỡng giới hạn này thể hiện khả năng chấp nhận rủi ro của cơ quan quản lý tại quốc gia đó.

Tài liệu tham khảo:

[1]

ICNIRP, "Guidelines for limiting exposure to time-varying electric, magnetic,
and electromagnetic fields (up to 300 GHz)," ICNIRP, Oberschleissheim (near
Munich), 1998.

[2]

H. Mazar, Radio Spectrum Management: Policies, Regulations, Standards and
Techniques, Chichester, West Sussex, PO19 8SQ,: John Wiley & Sons, Ltd.,
2016.

[3]

GSMA, "Network Limits," Map for country specific RF limit information, 21 02
2016.
[Online]. Available: http://www.gsma.com/publicpolicy/mobile and
health/networks-map. [Accessed 21 02 2016].

[4]

WHO, "WHO International Workshop on Base stations & wireless networks:
Exposures & health consequences," Workshop background information and
Proceedings, Geneva, 2005.

[5]

WHO, "Baan et al., Carcinogenicity of radiofrequency electromagnetic fields,
The
Lancet Oncology, 12(7):624–626, July 2011," IARC Monograph,
DOI:10.1016/S1470-;
corrected on 25 June 2015, Geneva, 2011.

[6]

WHO, "Non-Ionizing Radiation Protection, Part II: RadioFrequency
Electromagnetic
Fields; Volume 102," International Agency for Research on Cancer (IARC),
Lyon, 2013,
Geneva, 2013.

[7]

RRA, "Regulation Status and Research Activities on EMF Effects to Human
Body in
the Republic of Korea," National Radio Research Agency (RRA); Ministry of
Science,
ICT and Future Planning , Naju-si, 2015.

[8]

MSIP, "Notification no 2015-18_TR to protect human body against
electromagnetic
waves_Korea," Ministry of Science, ICT and Future Planning (MSIP);
National Radio
Research Agency. Republic of Korea, Naju-si, 2015.

[9]

IEEE, "Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency
Electromagnetic
Fields, 3 kHz to 300 GHz," IEEE Std C95.1- 1999, Washington, 1999.

[10]

FCC, "Radiofrequency radiation exposure evaluation: portable devices," CFR
47 FCC
§2.1093, Washington , 2016.

[11]

Canada, "Safety Code 6: Health Canada's Radiofrequency Exposure
Guidelines," Health
Canada, Ottawa, 2015.

[12]

ICNIRP, "Guidelines for limiting exposure to time-varying electric and
magnetic fields (1HZ
– 100 kHz)," ICNIRP, Oberschleissheim , 2010.

[13]

EU, "Minimum health and safety requirements regarding the exposure of
workers to the risks
arising from physical agents (electromagnetic fields)," European Parliament
and European
Council, Brussels, 2013.

[14]

EC, "Limitation of exposure of the general public to electromagnetic fields (0
Hz to 300
GHz)," European Council, Brussels, 1999.

[15]

S. C. o. E. a. N. I. H. Risks, "Potential health effects of exposure to
electromagnetic fields
(EMF)," SCENIHR opinion, Brussels, 2015.

[16]

IEEE, "Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency
Electromagnetic
Fields, 3 kHz to 300 GHz," ANSI/IEEE C95.1- 2006, Whashington, 2006.

[17]

FCC, "Radiofrequency radiation exposure limits," CFR 47 FCC §1.1310,
Washington,
2016.

[18]

Japan, "Radio Waves and Safety," Ministry of Internal affairs and
Communications, Tokyo,
2015.

[19]

China, "Standard for electromagnetic radiation," National environmental
protection
agency , GB 8702-88, Beijing, 1988.

[20]

China, "Hygienic standard for environmental electromagnetic waves,"
Ministry of Health,
GB 9175-88, Beijing, 1988.

[21]

China, "Limits for human local exposure to electromagnetic fields emitted by
mobile
phones," Chinese Standard GB 21288-2007, Beijing, 2007.

[22]

EC, "Report from the Commission on the application of Council
Recommendation of 12
July 1999 (1999/519/EC) on the limitation of the exposure of the general
public to
electromagnetic fields (0 Hz to 300 GHz)," Reports for 1999/519/EC;
COM(2008) 532
final, Brussels, 2008.

[23]

WHO, "Base Stations and Wireless Networks: Exposures and Health
Consequences,,"
Repacholi M., van Deventer, Geneva, 2007.

[24]

H. Mazar, "An Analysis of Regulatory Frameworks for Wireless
Communications,
Societal Concerns and Risk," Universal Publishers; PhD thesis, Middlesex
University,

London, Boca Raton Florida, 2009.

[25]

H. Mazar, "A Comparison between European and North American Wireless
Regulations,"
ITU, World Telecom, Technical Symposium TS11, Geneva, 2011

[26]

H. Mazar, “Human Radio Frequency Exposure Limits: an update of reference
levels in
Europe, USA, Canada, China, Japan and Korea” August 2016
https://www.researchgate.net/publication/303055416

[27]

ICNIRP 2020 GUIDELINES: FOR LIMITING EXPOSURE TO
ELECTROMAGNETIC FIELDS (100 KHZ TO 300 GHZ)

[28]

H. Mazar, “EMF, New ICNIRP Guidelines and IEEE C95.1-2019 Standard:
Differences and Similarities” December 2019
https://www.researchgate.net/publication/337815714

[29]

ICNIRP 2010 GUIDELINES FOR LIMITING EXPOSURE TO TIME
VARYING ELECTRIC AND MAGNETIC FIELDS (1 HZ – 100 kHZ)

[30]

EU Council Recommendation 1999/519/EC: “Council Recommendation of 12
July 1999 on the limitation of exposure of the general public to
electromagnetic fields (0 Hz to 300 GHz)”

[31]

http://gsma.com

[32]

TCVN 3718 Phần 1 - Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến -1:200 - QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG BỨC XẠ TẦN SỐ RADIO 300GHz -

[33]

icnirp.org : Differences between the ICNIRP (2020) and previous guidelines
https://www.icnirp.org/en/differences.html

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Tin mới cập nhật

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

'Cùng nhau giữ nước' - Chương trình nghệ thuật chính luận vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

'Cùng nhau giữ nước' - Chương trình nghệ thuật chính luận vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Đề xuất mới về sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thuế thay người bán

Đề xuất mới về sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thuế thay người bán

Kỷ lục mới được thiết lập tại giải Bim Group Ironman 70.3 Phú Quốc 2024

Kỷ lục mới được thiết lập tại giải Bim Group Ironman 70.3 Phú Quốc 2024

Tin đọc nhiều

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Video xem nhiều

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019