Tiền mã hóa Crypto hay Cryptocurrency là gì?

Văn Ký
20/08/2021 11:56
D

Những năm gần với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đặc biệt với xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Công nghệ tài chính - tiền tệ cũng không nằm ngoài dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ. 

Một loại tài sản gần đây làm mưa làm gió trên thị trường tài chính và được mệnh danh như một cuộc cách mạng tài chính lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Đó chính là tiền mã hóa Crypto hay chính xác với tên gọi Cryptocurrency .

1. Tiền mã hóa Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency hoặc Crypto là tên dùng để chỉ tất cả các đồng coin trên thị trường tiền điện tử. Có một số tên gọi khác nhau như tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số, tiền số, Coin hay thậm chí là tiền ảo, nhưng theo mình thấy nếu xét về mặt kỹ thuật thì tên chính xác nhất của Cryptocurrency là “Tiền mã hóa” như Bitcoin, Ethereum, Libra, Paya, Nee, USDex…

Crypto được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi, nó sử dụng các thuật toán mật mã để bảo mật thông tin và xác minh các giao dịch cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của một đồng Cryptocurrency cụ thể. Do đó các đơn vị giá trị của Crypto được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận, đồng thời che giấu thông tin giao dịch của người dùng.

Tiền điện tử Crytocurrency

Hiểu đơn giản Cryptocurrency tương tự như tiền tệ thông thường USD, EUR, VNĐ,.. nhưng nó được mã hóa để sử dụng hoàn toàn trên môi trường internet, không bị quản lý bởi bất cứ tổ chức, chính phủ nào, mọi thông tin giao dịch đều ẩn danh, chi phí giao dịch cực thấp, tốc độ giao dịch nhanh và đảm bảo an toàn, ta có thể gọi Crypto là “phiên bản mã hóa của tiền giấy”.

Dựa theo đó, thì hiện nay thị trường Cryptocurrency sở hữu các đồng tiền mới và được ban hành với tên gọi là Altcoin (nghĩa là tiền thay thế). Tất cả những loại coin này được xem là đồng tiền mã hóa và có bản chất kiểm soát dạng phi tập trung.

Với những loại tiền giấy thông thường khi được quản lý bởi những ngân hàng trung ương thì Crypto được dùng thông qua các dữ liệu giao dịch BlockChain nhờ vai trò như một sổ cái lưu trữ cho các dạng phân tán.

Vào những năm tới, đây có thể trở thành một loại tiền phổ biến trên khắp thế giới. Khi mà những lợi ích mà nó mang lại là một điều khó có thể chối bỏ.

2. Phân loại Crypto

Tính đến thời điểm hiện tại thì Crypto đang tồn tại 6061 loại đồng tiền điện tử ở trên coinmarketcap, số lượng này có thể còn tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, bởi một số loại đồng tiền vẫn chưa được cập nhật.

Các loại tiền Crypto

Tiền mã hóa Crypto trên thị trường được chia làm 3 lại chính như sau:

Nhóm tiền tệ (currency)

Đây là những nhóm coin được tạo ra với mục đích chủ yếu là phương tiện trao đổi/ giao dịch như tiền mặt trong thực tế. Trong nhóm coin này có coin phát hành ổn định với số lượng giới hạn và không gây lạm phát, nhưng cũng có coin phát hành không giới hạn.

Tiêu biểu trong nhóm này là Bitcoin Cash, một hark fork thành công nhất của Bitcoin, ngay từ khi ra đời đã được nâng cấp đáng kể và bỏ đi những hạn chế của Bitcoin.

Ngoài Bitcoin Cash còn có những coin khác trong nhóm này như: Dash, Litecoin… Hoặc những đồng coin bảo mật danh tính tốt như Zcash, Monero…

Một đặc thù ở nhóm tiền tệ là nhóm này rất dễ pump (tăng giá mạnh) khi có các tin tốt về việc chấp nhận thanh toán và ngược lại sẽ dump (giảm giá mạnh) khi có các thông tin bất lợi...

Nhóm nền tảng ( platform )

Nhóm nền tảng khác với "Nhóm tiền tệ" là ngoài việc được sử dụng với mục đích trao đổi, giao dịch... thì còn được sử dụng với mục đích khác như “ hợp đồng thông minh”, triển khai các ứng dụng phi tập trung, thông tin ngang hàng, bảo mật danh tính…

Nhóm nền tảng dễ được chấp nhận hơn so với nhóm tiền tệ, quá trình phát triển của nhóm nền tảng cũng lâu hơn nhóm tiền tệ. Ở nhóm tiền tệ hầu như hoàn thành sứ mệnh của minh ngay từ khi ra đời nhưng ở nhóm nền tảng để hoàn thành sứ mệnh thì còn cả một con đường dài phía trước.

Tiêu biểu và lớn mạnh nhất của nhóm này phải là Ethereum ( ETH ), đây là đồng tiền được sinh ra dành cho ứng dụng hợp đồng thông minh. Những nhà đầu tư có nền tảng công nghệ thường thích nắm giữ đồng này hơn Bitcoin vì họ hiểu rõ những ứng dụng của đồng coin này.

Tất nhiên ngoài Ethereum vẫn còn nhiều đồng coin tốt khác như QTUM, IOTA, Tezos, MainSafe… Và vô số những coin nhóm nền tảng mới được phát hành mỗi ngày trên thị trường.

Coin nền tảng có đội ngũ và nguồn lực dồi dào khác hiện nay phải kể đến thêm Lisk, EOS. Đây là 2 đồng Coin lên ICO thành công và mang về nguồn lực tài chính và nhân sự phát triển mạnh mẽ, liên tục tung ra các bản code, những cập nhật mới.

Nhóm tiện ích (Utility)

Đây là nhóm coin sinh ra chỉ để phục vụ một ứng dụng nhất định. Ứng dụng được quan tâm nhiều nhất trong nhóm coin này là công nghệ tài chính ( fintech ), đây là coin được thiết kế để các tổ chức lớn như ngân hàng sử dụng để chuyển tiền toàn cầu.

Với đặc thù tài chính, một cái tên đặc thù cho nhóm tiện ích phải kể đến đó là Ripple. Ripple là một trong những đồng coin tiêu biểu nhất trong nhóm tiện ích, vì đồng Ripple có đội ngũ marketing tốt và được nhiều ngân hàng chấp nhận kết hợp, về mặt công nghệ thì đồng Ripple không nổi bật lắm. Có một điều khiến nhiều người không thích ở Ripple là sử dụng mã nguồn đóng, nên vô tình lại chống lại một trong những yếu tố cơ bản của tiền điện tử là sự phi tập trung hoá.

Và tất nhiên nhiều nhà đầu tư cũng không ngại lắm vì mỗi lần Ripple ký kết hợp tác với một ngân hàng nào đó thì giá XRP lại tăng mạnh.

Ngoài những đồng coin có vốn hoá lớn như trên trong nhóm tiện ích, còn những đồng coin tiềm năng khác thú vị như: Populous (ứng dụng lương bổng, cắt giảm chi phí), SALT (dịch vụ vay tiền), Metal (Ứng dụng phần thưởng)

Những đồng coin trong nhóm tiện ích thường được đẩy giá rất cao sau khi hợp tác với một nhóm đối tượng mà tiện ích đó nhắm đến, quyết định trade hay hold sớm sẽ mang lại nguồn tài chính dồi dào cho nhà đầu tư.

3. Ưu điểm và nhược điểm của Cryptocurrency

 Ưu điểm của Cryptocurrency

  • Giao dịch xuyên lục địa: Tại Crypto các giao dịch được chuyển đi nhanh chóng cho bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào.
  • Chi phí giao dịch rất thấp: Gần như chi phí giao dịch của các tiền điện tử đều là 0. Trong thị trường Crypto đang có nhiều loại tiền xây dựng với mục đích giảm chi phí mức thấp nhất.
  • Tốc độ giao dịch nhanh: Trong môi trường Crypto dù bạn chuyển tiền đi đâu đến bất cứ quốc gia nào cũng chỉ chậm nhất 10 - 20 phút. So với việc chuyển tiền giữa các ngân hàng sẽ thường mất khoảng vài tiếng, thậm chí vài ngày.
  • Tính bảo mật người dùng cao: Khi sử dụng ví điện tử để giao dịch các thông tin cá nhân của bạn đều được ẩn đi. Chỉ những thông tin về địa chỉ ví, lịch sử giao dịch, thời gian, số dư mới được hiển thị.
  • Không bị lạm phát, không bị làm giả: Các đồng tiền trong Crypto đều có giá trị và không hề bị lạm phát. Bởi không ai có thể tăng giảm số lượng này. Ngoài ra, Crypto được mã hóa và tồn tại dưới dạng vật lý nên khó có thể làm giả.
  • Không bị kiểm soát: Crypto không chịu sự kiểm soát của bất cứ tổ chức nào.

Ưu nhược điểm của tiền mã hóa Crytocurrencies

Nhược điểm của Cryptocurrency

  • Giá biến động cao: Thị trường Crypto thường có tính biến động cao về giá. Nếu ai đó nắm giữ một số lượng coin lớn sẽ dễ bị thao túng.
  • Tính an toàn và bảo mật: Giống như các tài khoản ngân hàng, nếu bạn đặt mật khẩu bảo vệ quá dễ. Rất có thể bạn sẽ bị các hacker tấn công và đánh cắp. Vì vậy, khi sở hữu những loại tiền điện tử thông qua ví điện tử đòi hỏi bạn cần có kỹ thuật và kiến thức để bảo vệ tài sản của mình.
  • Dễ tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động: Ưu điểm của Crypto chình là không bị kiểm soát và có tính ẩn danh. 

4. Cách thức hoạt động của ví tiền mã hóa

Ví tiền mã hoá cung cấp các công cụ cần thiết để bạn có thể tương tác với hệ sinh thái Blockchain bằng cách tạo ra những thông tin cần thiết để gửi và nhận tiền. Những thông tin đó được coi là một hoặc nhiều cặp khoá công khai (Public Key) và khoá riêng (Private Key).

Ví tiền mã hóa cũng bao gồm một địa chỉ công khai, đó là một ký hiệu nhận dạng gồm cả chữ và số, được tạo dựa trên các khóa công khai và khóa riêng. Thực chất địa chỉ đó chính là một "vị trí" cụ thể trên Blockchain để nhận tiền từ những người khác gửi đến. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiết lộ địa chỉ công khai với những người khác để nhận tiền, nhưng bạn không được tiết lộ khóa riêng của mình cho bất kỳ ai.

Cách thức hoạt động của ví tiền mã hóa dựa trên khóa cá nhân (Private Key) hoặc khóa công khai (Public Key)

Bất kỳ ai nắm giữ Tiền mã hoá phải có private key để chứng minh quyền sở hữu và cho phép thực hiện việc trao đổi. Người dùng có thể tạo private key cho riêng họ. Định dạng của private key là một chuỗi từ 1 đến 78 chữ số, hoặc có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi có được private key, người dùng có quyền sử dụng Tiền mã hoá và ngược lại.

Public Key là chuỗi số công khai, cần public cho cộng đồng biết để họ chuyển coin, xác nhận giao dịch. Public Key đóng vai trò là ID và Private Key (khóa bí mật) là password (mật khẩu). Nó cũng không khác gì cách hoạt động của tài khoản email của bạn. Tên email của bạn chính là ID hay còn gọi là Public key, mật khẩu của bạn chính là Private Key có điều tất cả ID và mật khẩu đều được mã hóa rất phức tạp.

Publickey và privatekey crypto

Đây là một tính năng bảo mật rất cao nhằm giảm thiểu tối đa hành vi trộm cắp và sử dụng bất hợp pháp. Tuy nhiên cũng khá phiền toái khi làm mất private key, điều đó tương tự như bạn ném tiền vào lò lửa, không bao giờ lấy lại được.

Ngay cả khi máy tính hoặc các thiết bị của bạn bị xâm nhập bạn vẫn có thể truy cập vào tài khoản của mình bằng một thiết bị khác chỉ cần bạn có khoá riêng tương ứng. Và bạn cần nhớ rằng tiền điện tử của bạn không thực sự rời khỏi blockchain mà chỉ được chuyển từ địa chỉ này sang địa chỉ khác.

Dựa vào những kiến thức trên, ta có thể thấy rõ được sức hút của crypto trên các sàn mua bán tiền điện tử, cũng như cách thức hoạt động của ví tiền mã hoá ra sao. Ví tiền mã hoá là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng các đồng tiền mã hoá.

5. Lưu trữ Cryptocurrency ở đâu?

Cũng giống như các loại tiền khác, tiền điện tử cũng được lưu trữ trong ví. Có rất nhiều cách để phân loại ví trong Crypto, nhưng về cơ bản nó được tạm chiea thành 3 loại:

Ví nóng (Hot Wallet)

Ví nóng (hay Hot Wallet) là dạng ví lưu trữ online, trong đó người dùng sẽ nắm giữ Private Key để tự bảo mật tài sản của mình.

  • Ưu điểm của loại này là thuận tiện, có thể cài đặt trên máy tính, điện thoại, hoặc cài đặt dưới dạng Extension trên trình duyệt.
  • Nhược điểm là dễ bị hack nếu máy tính, điện thoại bị dính virus. Một vài cái tên tiêu biểu cho loại ví này là: Coin98 Wallet, Trust Wallet, MetaMask,...

Đây là những đặc điểm của ví nóng được đề cập từ những năm 2020 trở về trước, đến nay các ví này không những chỉ lưu trữ Crypto mà còn tích hợp thêm rất nhiều tính năng, như swap trực tiếp trên ví mà không cần kết nối với laptop, hay tạo Portfolio theo dõi danh mục đầu tư, lưu trữ thì không phải một vài Blockchain, mà là hỗ trợ rất nhiều chuẩn token khác nhau.

Điển hình là với Coin98 Wallet, người dùng có thể lưu trữ token, coin của 22 Blockchain khác nhau, swap mọi thứ bằng những sàn DEX phổ biến nhất chỉ với vài cú click chuột,…

Coin98 Wallet

Mặc dù ví nóng có thể rất thuận tiện cho việc truy cập và thực hiện các giao dịch với tài sản của mình một cách nhanh chóng, nhưng chúng cũng thiếu tính bảo mật.

Điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng những người không sử dụng đủ bảo mật khi sử dụng các ví nóng này có thể bị đánh cắp tiền. Đây không phải là một sự xuất hiện thường xuyên và nó có thể xảy ra theo một số cách. Ví dụ: Khoe khoang trên một diễn đàn công khai như Reddit về số lượng Bitcoin bạn nắm giữ trong khi bạn đang sử dụng tính năng bảo mật kém hoặc không có bảo mật mà lưu trữ nó trong một ví nóng sẽ là điều không thể lường trước.

Ví lạnh (Cold Wallet)

Ví lạnh hay Cold Wallet là những ví vật lý có thể cầm được trên tay. Thông thường, ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi phải giao dịch, vì mỗi lần giao dịch là khá tốn công. Nhưng đổi lại, độ an toàn của ví lạnh là cực cao.

Loại ví tiếp theo và là lựa chọn an toàn nhất để lưu trữ là ví lạnh. Mô tả đơn giản nhất về ví lạnh là ví không được kết nối với internet và do đó ít có nguy cơ bị xâm phạm hơn nhiều. Những ví này cũng có thể được gọi là ví ngoại tuyến hoặc ví phần cứng.

Các ví này lưu trữ địa chỉ và khóa cá nhân của người dùng trên một thứ không được kết nối với Internet và thường đi kèm với phần mềm hoạt động song song để người dùng có thể xem danh mục đầu tư của họ mà không gây rủi ro cho khóa cá nhân của họ.

Có lẽ cách an toàn nhất để lưu trữ tiền điện tử ngoại tuyến là thông qua ví giấy. Ví giấy là một ví lạnh mà bạn có thể tạo ra từ một số trang web nhất định. Sau đó, nó tạo ra cả khóa công khai và khóa riêng tư mà bạn in ra trên một tờ giấy. Khả năng truy cập tiền điện tử trong các địa chỉ này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có mảnh giấy đó.

Nhiều người cán mỏng những chiếc ví giấy này và cất chúng trong két an toàn tại ngân hàng hoặc thậm chí trong két sắt trong nhà của họ. Ví giấy không có giao diện người dùng tương ứng ngoài một tờ giấy và chuỗi khối chính.

Ví phần cứng thường là một thiết bị ổ USB lưu trữ khóa cá nhân của người dùng một cách an toàn. Điều này có lợi thế nghiêm trọng so với ví nóng vì nó không bị ảnh hưởng bởi vi-rút có thể có trên máy tính của một người vì khóa riêng không bao giờ tiếp xúc với máy tính được kết nối mạng của bạn hoặc phần mềm có khả năng bị tấn công. Các thiết bị này cũng thường là mã nguồn mở, cho phép cộng đồng xác định độ an toàn của nó thay vì một công ty tuyên bố rằng nó an toàn để sử dụng.

Ví lạnh là cách an toàn nhất để lưu trữ Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác của bạn. Tuy nhiên, đối với hầu hết các phần, chúng yêu cầu thêm một chút kiến thức để thiết lập. Điều cần thiết đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc sở hữu tiền điện tử là tìm hiểu về cách lưu trữ an toàn và các khái niệm về cả ví nóng và ví lạnh.

Ví lạnh - Cold Wallet

Ví sàn (Exchange Wallet)

Nói về ví sàn, đây có lẽ là một trong những ví mà rất nhiều người sử dụng. Ví sàn là ví được tạo ra trên các sàn giao dịch và người dùng không trực tiếp cầm Private Key. Do đó, sẽ có một số rủi ro như sàn scam, hay đột ngột bị Shutdown mà chúng ta vẫn thường gọi “sàn sập” thì không thể rút được tiền.

Vậy lý do gì mà nhiều người sử dụng ví sàn? Đó là do tính thuận tiện của ví sàn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mua coin bằng cách nạp Stablecoin lên sàn và mua đồng coin mình muốn, sau đó, họ sẽ để tài sản trên đó luôn để có thể tiến hành bán ra nhanh hơn. Hoặc nếu mua không quá nhiều, phí rút tài sản về ví đôi khi trở nên không hợp lý so với giá trị tài sản.

Điển hình là ở đầu năm 2021, khi Gas Fee quá cao, việc rút token thuộc chuẩn ERC-20 về ví phải tốn kha khá phí, đỉnh điểm lên đến cả trăm USD. Gas Fee có thể hiểu đơn giản như phí giao dịch khi anh em tiến hành giao dịch mua bán một đồng coin/token nào đó. Đây là một số tiền không thể chịu được đối với nhà đầu tư vốn ít.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là việc giữ tiền điện tử trong ví trao đổi không giống như giữ nó trong ví cá nhân của bạn. Ví trao đổi là tài khoản lưu ký do sàn giao dịch cung cấp.

Người dùng loại ví này thường không phải là người nắm giữ khóa cá nhân mà là sàn giao dịch. Nếu một sự kiện xảy ra trong đó sàn giao dịch bị tấn công hoặc tài khoản của bạn bị xâm phạm, tiền của bạn sẽ bị mất. Các sàn giao dịch tiền điện tử không cung cấp bảo hiểm SIPC (Securities Investor Protection Corporation) hoặc FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation), việc lưu trữ an toàn tiền điện tử trở nên đặc biệt quan trọng. Cụm từ "not your keys not your coin " là một khái niệm được lặp lại nhiều trong các diễn đàn tiền điện tử.

Như đã đề cập ở trên sẽ không phải là khôn ngoan nếu giữ một lượng lớn tiền điện tử trong bất kỳ ví nóng nào, đặc biệt là tài khoản trao đổi. Thay vào đó, để an toàn nên rút phần lớn tiền về ví "lạnh" của riêng mình. Các tài khoản trao đổi bao gồm Bitcoin, Ethereum, Coinbase, Gemini, Binance và nhiều tài khoản khác.

Mặc dù các ví này được kết nối với internet, tạo ra một vectơ tấn công tiềm ẩn, nhưng chúng vẫn rất hữu ích cho khả năng nhanh chóng thực hiện các giao dịch hoặc giao dịch tiền điện tử.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến Crypto mà Ban công nghệ ĐTNN đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hãy like, share và comment khi bạn đọc đến đây nhé!

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Thể thao điện tử là gì?

Thể thao điện tử là gì?

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là gì?

Pin Lithium-Silicon thể rắn là gì?

Pin Lithium-Silicon thể rắn là gì?

Chỉ số thứ hạng, Rank Alexa là gì?

Chỉ số thứ hạng, Rank Alexa là gì?

Mạng 5G là gì và nó sẽ làm thay đổi cuộc sống như thế nào?

Mạng 5G là gì và nó sẽ làm thay đổi cuộc sống như thế nào?

ChromeCast là gì? Cách kết nối ChromeCast với tivi

ChromeCast là gì? Cách kết nối ChromeCast với tivi

Wifi là gì, các chuẩn và cách bảo mật mạng không dây

Wifi là gì, các chuẩn và cách bảo mật mạng không dây

Flagship là gì, thế nào là thiết bị flagship?

Flagship là gì, thế nào là thiết bị flagship?

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số là gì?

Flutter là gì và vì sao nên sử dụng Flutter?

Flutter là gì và vì sao nên sử dụng Flutter?

Khẩu độ, chỉ số f và độ sâu trường ảnh là gì?

Khẩu độ, chỉ số f và độ sâu trường ảnh là gì?

Tin mới cập nhật

Kiki Auto đạt 1 triệu lượt cài đặt trên xe ô tô

Kiki Auto đạt 1 triệu lượt cài đặt trên xe ô tô

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Giải pháp chip cơ sở hệ thống CAN FD tích hợp và nhỏ gọn dành cho các ứng dụng hạn chế về không gian

Giải pháp chip cơ sở hệ thống CAN FD tích hợp và nhỏ gọn dành cho các ứng dụng hạn chế về không gian

Đẩy mạnh việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Đẩy mạnh việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng

Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng

MBV sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

MBV sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Trung Quốc thách thức Starlink trong cuộc đua vệ tinh không gian

Trung Quốc thách thức Starlink trong cuộc đua vệ tinh không gian

Hướng đi mới cho ngành Bưu chính trong thời đại chuyển đổi số

Hướng đi mới cho ngành Bưu chính trong thời đại chuyển đổi số

Meta tăng cường phòng chống lừa đảo trong mùa lễ hội

Meta tăng cường phòng chống lừa đảo trong mùa lễ hội

Hà Nội vinh danh 83 cơ sở công trình sử dụng năng lượng xanh năm 2024

Hà Nội vinh danh 83 cơ sở công trình sử dụng năng lượng xanh năm 2024

EU và Mercosur ký thỏa thuận thương mại thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ xanh

EU và Mercosur ký thỏa thuận thương mại thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ xanh

Sự yên tĩnh đáng giá bao nhiêu?

Sự yên tĩnh đáng giá bao nhiêu?

Tin đọc nhiều

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là gì?

Pin Lithium-Silicon thể rắn là gì?

Pin Lithium-Silicon thể rắn là gì?

Chỉ số thứ hạng, Rank Alexa là gì?

Chỉ số thứ hạng, Rank Alexa là gì?

Mạng 5G là gì và nó sẽ làm thay đổi cuộc sống như thế nào?

Mạng 5G là gì và nó sẽ làm thay đổi cuộc sống như thế nào?

ChromeCast là gì? Cách kết nối ChromeCast với tivi

ChromeCast là gì? Cách kết nối ChromeCast với tivi

Wifi là gì, các chuẩn và cách bảo mật mạng không dây

Wifi là gì, các chuẩn và cách bảo mật mạng không dây

Flagship là gì, thế nào là thiết bị flagship?

Flagship là gì, thế nào là thiết bị flagship?

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số là gì?

Flutter là gì và vì sao nên sử dụng Flutter?

Flutter là gì và vì sao nên sử dụng Flutter?

Khẩu độ, chỉ số f và độ sâu trường ảnh là gì?

Khẩu độ, chỉ số f và độ sâu trường ảnh là gì?

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019