Blockchain sẽ làm gia tăng lợi thế khi cạnh tranh của doanh nghiệp
Công nghệ Blockchain tuy mới chỉ xuất hiện trong khoảng 2 năm trở lại đây nhưng lại đang là thước đo trong qua trình chuyển đổi số từ doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước, đồng thời công nghệ này cũng là nền tàng cho sự phát triển của xã hội số.
- Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là nền tảng đề điện ảnh Việt Nam thăng hoa
- Cần có hành lang để sáng tạo khoa học công nghệ phát triển
- Bộ trưởng TT&TT: Chuyển đổi số hướng đến phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ
Chia sẻ về ứng dụng công nghệ khối (blockchain) trong thương mại điện tử hiện nay, ông Đặng Hoàng Hải-Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, blockchain mới chỉ xuất hiện trong khoảng 2 năm trở lại đây và nở rộ vào năm 2018 nên chỉ có các doanh nghiệp tiên phong áp dụng. Riêng với những đơn vị quản lý nhà nước, công nghệ blockchain đang dừng ở việc nghiên cứu tính khả thi của ứng dụng này.
Tuy trong giai đoạn phát triển khởi phát nhưng blockchain lại có đà phát triển khá mạnh mẽ trong việc mang lại cơ hội tốt cho các doanh nghiệp về lợi thế cạnh tranh trong các ngành và đa lĩnh vực.
Lý giải thêm về ứng dụng này, ông Đặng Hoàng Hải nhấn mạnh, hiện tại, công nghệ blockchain đang được đánh giá tương đương với mặt bằng chung của thế giới.
Do vậy, trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ được áp dụng tới nhiều lĩnh vực và trở nên cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để blockchain thực sự phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết vẫn là niềm tin.
Bởi blockchain là cơ sở dữ liệu công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin, các thông tin bằng các khối được liên kết với nhau, ghi lại tất cả mọi giao dịch và mọi người trên hệ thống đều có thể theo dõi cũng như và xác minh tính chính xác của giao dịch.
Với tính năng ưu việt, góp phần công khai, minh bạch, chống gian lận, không chỉ trong ngành nông nghiệp mà hiện nay rất nhiều lĩnh vực khác cũng đang ứng dụng công nghệ này. Mọi thông tin đều được lưu trữ và bảo mật hiệu quả mà không một ai có thể can thiệp chỉnh sửa.
Cũng theo ông Đặng Hoàng Hải, thông tin chỉ được bổ sung khi có sự đồng thuận của tất cả các bên trong hệ thống. Nhưng, để phát huy được tối đa hiệu quả, vấn đề trước mắt là cần xây dựng chính sách và pháp luật đối với quản lý và khai thác blockchain. Hiện tại, do ứng dụng của công nghệ blockchain vẫn chưa nhiều nên Cục này đang tiếp tục tiến hành khảo sát về tính khả thi và thực tiễn của ứng dụng.
Sau khi hoàn thiện sẽ phối hợp với các Sở Công Thương địa phương và hệ thống siêu thị để đưa các sản phẩm có dán tem blockchain lên quầy kệ tại hệ thống siêu thị tạo khu lập giữa sản phẩm có dán tem và không dán tem để người tiêu dùng biết đến blockchain.
Ông Đặng Hoàng Hải cũng khuyến cáo, để blockchain phát triển và trở thành điểm mạnh cần phải có quy trình cũng như thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng hành từ phía cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình qua việc hoàn thiện các công đoạn, quy trình sản xuất đạt chuẩn, từ đó xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số kỳ vọng thời gian tới sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự phối hợp từ phía doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để hiểu hơn những rào cản, khó khăn khi ứng dụng công nghệ này trong thực tiễn.
Bởi, đây là con đường ngắn nhất và thiết thực nhất để giải quyết các vấn đề tồn tại và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thương mại hóa sản phẩm, thúc đẩy phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận