Cần bổ sung Ethylene Oxide vào danh mục hạn chế sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế
Liên quan đến việc mì Hảo Hảo và mỳ khô Thiên Hương liên tiếp bị các cơ quan thực phẩm châu Âu khuyến cáo sử dụng vì có chưa chất cấm Ethylene Oxide, cac chuyên gia cho rằng cần bổ sung chất này vào danh mục giới hạn tối đa dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong thực phẩm của Bộ Y tế để bảo vệ người tiêu dùng.
- Mì Hảo Hảo bị cơ quan an toàn thực phẩm Iceland thu hồi vì chứa chất cấm Ethylene Oxide
- Mì Hảo Hảo chứa chất cấm Ethylene Oxide - Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 7/9
- Mì Hảo Hảo chứa chất cấm Ethylene Oxide là lô hàng chỉ để xuất khẩu đi châu Âu
Theo Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, chất Ethylene Oxide trong các sản phẩm bị thu hồi tại châu Âu vừa qua tuy không gây độc cấp tính, nguy hiểm ngay lập tức, nhưng lại có thể gây hại về lâu dài cho sức khỏe. Do vậy, người tiêu dùng trong nước có tâm lý lo ngại là đúng.
Không chỉ riêng với sản phẩm mỳ tôm, nhiều sản phẩm cũng đã được phát hiện chứa các chất cấm vượt ngưỡng quy định. Việc kiểm tra và các chế tài xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm cũng đã được nâng lên, song việc cần làm là tăng cường hậu kiểm và phải làm thường xuyên, từ quá trình sản xuất, chế biến, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm…
Chất cấm Ethylene Oxide có trong các sản phẩm bị cơ quan thực phẩm châu Âu loại bỏ để bảo vệ người tiêu dùng.
“Riêng với 2 sản phẩm mỳ Hảo Hảo và mỳ khô Thiên Hương, các cơ quan chức năng cần xem xét các sản phẩm đó có lưu thông ở Việt Nam không, nếu có các chất cấm thì xử lý thế nào? Mức độ nguy hại đến sức khỏe người dân ra sao? ... Tất cả các vấn đề này cần công khai minh bạch để người tiêu dùng yên tâm”, ông Hùng đề nghị.
"Bản thân nhà sản xuất các sản phẩm trên cũng cần rà soát các quy trình từ nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, sản xuất, đóng gói, xuất khẩu…, còn tồn tại mất an toàn thực phẩm ở khâu nào; từ đó, có hướng xử lý và công bố rộng rãi tới người tiêu dùng, tránh tâm lý lo ngại của người dân như hiện nay", ông Hùng yêu cầu.
Sau khi có thông tin về việc mỳ Hảo Hảo bị thu hồi, phía Bộ Công Thương đã ngay lập tức vào cuộc, rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm và đề nghị doanh nghiệp báo cáo về quy trình sản xuất, sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với sản phẩm này.
Theo các chuyên gia, việc sớm vào cuộc của các cơ quan chức năng là điều đáng mừng, song hiện nay, theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong thực phẩm của Bộ Y tế, Ethylene Oxide lại không có trong Phụ lục kèm theo.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã có kiến nghị Bộ Y tế xem xét bổ sung chất Ethylene Oxide vào Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Nhờ đó, các cơ quan chức năng sẽ có đủ hành lang pháp lý cơ sở để tiến hành kiểm tra, hậu kiểm và xử lý các vi phạm.
Chất cấm Ethylene Oxide gây nguy hại về lâu dài với người dùng nếu sử dụng sản phẩm kéo dài.
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc kiểm tra các sản phẩm trên thị trường nên được làm thường xuyên, không nên để khi có vụ việc xảy ra mới vào cuộc. Cùng với đó, các quy định của Bộ Y tế có thể rà soát các danh mục chất cấm, nếu cần thiết, đưa thêm quy định về Ethylene Oxide, hàm lượng tối đa bao nhiêu thì được phép… Để từ đó, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp thực phẩm có thể đưa vào để kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.
Ông Vũ Thế Thành cho hay, quy định về an toàn thực phẩm ở mỗi quốc gia là không giống nhau, điều này tùy vào đặc tính tiêu dùng của dân bản địa, khả năng kiểm soát… Điều quan trọng là các cơ quan chức năng có sự kiểm soát thực thi quy định về an toàn thực phẩm một cách nghiêm ngặt. Việt Nam có thể đưa các quy định về Ethylene Oxide; trong đó nêu rõ mức tối đa cho phép.
Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất tại các đơn vị, tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đồng thời, Bộ đang khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến cảnh báo về sản phẩm nêu trên. Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu từ các đơn vị chuyên môn, Bộ sẽ có thông báo chính thức tới các cơ quan truyền thông báo chí, trên tinh thần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận