Trí tuệ nhân tạo - Giải pháp của an ninh lương thực thế giới trong tương lai
Với dân số toàn cầu khoảng 7,8 tỷ người vào năm 2021, có ít nhất một tỷ người bị đói và suy dinh dưỡng mãn tính. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Hệ thống Xã hội, các công nghệ mới hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang được áp dụng thành công trong nhiều ngành công nghiệp có thể hướng đi nhằm giải quyết giải vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
- AI (Artificial Intelligence) và những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống
- AI - Chìa khoá vạn năng mở cửa tương lai công nghệ Việt Nam
- Cách thức hoạt động của trí tuệ nhân tạo
Darrell Burrell thuộc Viện Công nghệ Florida, ở Fort Lee, Virginia, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp chỉ ra rằng với dân số thế giới ngày càng gia tăng, dự kiến sẽ đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu cấp bách là phải phát triển các phương thức nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao hơn nhiều so với các nỗ lực trước đây. Theo Viện Công nghệ, việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới chỉ có thể thực hiện được với việc áp dụng các công nghệ phát triển, cụ thể như công nghệ AI.
Theo đó, với dân số toàn cầu khoảng 7,8 tỷ người vào năm 2021, sẽ có ít nhất một tỷ người bị đói và suy dinh dưỡng mãn tính. Nhóm nghiên cứu cho biết cuộc khủng hoảng này là kết quả của hệ thống sản xuất và phân phối lương thực không hiệu quả, nguồn đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Ngay bây giờ, chúng ta cần một sáng kiến cải tiến quy trình để giải quyết vấn đề này đồng thời để giải quyết bài toán an ninh lương thực cho dân số thế giới đang ngày càng gia tăng.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng: “Những công nghệ mới này thúc đẩy xây dựng các chương trình giáo dục mới nhằm đào tạo và nâng cao nhận thức của nông dân về công nghệ cao và tiện ích của những tiến bộ mới này. Sinh viên nông nghiệp và những người làm nông nghiệp cần được trao dồi kiến thức về người máy, khoa học máy tính, an ninh mạng, bảo mật thông tin và kỹ thuật cũng như các công cụ khác cần thiết cho các trang trại trong tương lai.
Các công nghệ này cần được triển khai rộng cho các khu vực trên thế giới, nơi an ninh lương thực không được đảm bảo, và nơi người dân cũng thường xuyên đối mặt với nạn đói. Viện trợ nhân đạo và viện trợ lương thực phải được phân bổ cho các nước đang phát triển và những nơi viện trợ chưa tới để giúp họ tăng cường an ninh lương thực và giải quyết vấn đề toàn cầu này, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo Tạp chí Điện tử / Techxplore
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận