Xót xa đàn bò tót bị bỏ rơi ốm đói đến trơ xương
Kết thúc dự án nghiên cứu, đàn bò tót 11 con ở Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái) bị "bỏ rơi" khiến chúng đói trơ xương, cơ thể suy kiệt.
- 'Resort' bò sữa Vinamilk có gì đặc biệt trong dịp tết?
- Trang trại nuôi lợn cao 9 tầng ở Trung Quốc
- Lo ngại thiếu lương thực do Covid - 19, Indonesia xây trang trại lớn gấp 10 lần diện tích Singapore
Bò tót lai F1 trong trại khảo nghiệm Phước Bình ngày 25/9/2020 và tháng 11/2014. Ảnh: Việt Quốc - Nguyễn Thành.
Sáng 29-9, ông Nguyễn Đình Tích, ngụ Bạc Rây 2, là người trực tiếp chăm nuôi đàn bò này, cho biết đàn bò tót lai F1 được nuôi nhốt tại khu vực trại 200m2 để nhân giống theo một dự án bảo tồn từ năm 2014 đến nay.
Khoảng một năm nay, đàn bò này không được các đơn vị đang quản lý chúng quan tâm đúng mức nên bị đói khát, hằng ngày chỉ ăn rơm khô thiếu dưỡng chất.
Trước đây, vào năm 2008, con bò tót cha (tên khoa học là Bos gaurus) từng xuất hiện tại khu chòi rẫy thôn Bạc Rây 2 (xã Phước Bình, huyện Bác Ái) tách đàn, bỏ rừng xuống vùng rẫy sinh sống và theo đàn bò cái nhà của các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Chuẩn (ngụ Bạc Rây 2) cho biết trong khi ông chăn dắt đàn bò nhà ăn cỏ tại khu vực bò tót thường xuất hiện thì đàn bò nhà, nhất là bò đực bị bò tót rượt húc trọng thương. Bò tót này sau đó ve vãn bò cái của ông và giao phối sinh con bò tót lai.
Ông Katơ Quỳnh, phó bí thư xã Phước Bình, cho biết do con bò tót đực ve vãn bò cái nhà của các hộ dân trong 6 năm nên đã sinh ra được 11 con bò tót lai, gọi là bò tót F1. Vào năm 2014, bò tót cha yếu sức và chết bên bìa rừng.
Theo Vườn quốc gia Phước Bình, 11 con bò tót F1 được Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn giao cho Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nuôi, bảo tồn nhân giống tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái , tỉnh Ninh Thuận cho đến nay.
Suốt hơn năm qua, chúng chỉ được ăn rơm khô cầm cự qua ngày. Mỗi con chỉ được cuộn rơm một ngày, nay cũng bớt xuống chưa được một cuộn (7-8 cuộn cho 11 con). "Ăn nhín lại, nhưng độ tuần nữa thôi, rơm trong kho sẽ hết sạch, chúng không còn gì để ăn", ông Tích nói và cho biết, lúc còn dự án, đàn bò tót được ăn cỏ tươi, có khu đất được thuê riêng trồng cỏ cung cấp hàng ngày.
Chiều 25/9, ông Tích gọi điện lên Lâm Đồng tiếp tục thông báo tình trạng ốm yếu của đàn bò, rồi hỏi một phụ nữ rằng bao giờ xuống trả tiền công chăm sóc và trả tiền mua rơm cho đàn bò. Giọng nữ trấn an: "Vài ngày nữa em sẽ xuống".
Theo ông Tích, đó là nữ cán bộ làm ở Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, người giao dịch trực tiếp với gia đình ông trong việc thuê công chăm sóc và mua rơm. "Lần nào điện thoại lên, trên đó cũng hứa hẹn như vậy, nhưng 3 tháng nay, họ chưa trả đồng nào, trong khi gia đình tôi rất túng thiếu", ông nói.
Năm 2018, ông Tích được thuê trông coi đàn bò tót này, sau khi ông Chuẩn, rẫy kề bên không nhận công việc này nữa. Đàn bò được dời qua chuồng trại của rẫy ông Tích sát bờ sông Cái. Mỗi tháng ông được trả 4 triệu đồng. Nhưng từ khi đàn bò tót bị bỏ mặc, ông Tích cũng không được thanh toán tiền công, kể cả thuê đất làm trại và mua rơm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận