BĐS Nhật Nam bị cơ quan chức năng "chỉ thẳng mặt"
Mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình đã ra văn bản về việc xử lý nội dung liên quan đến Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản (BĐS) Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế (ANKT), an ninh trật tự (ANTT).
- Bất thường việc gọi vốn đầu tư sinh lợi thời 4.0 của BĐS Nhật Nam
- Bộ Tài chính "sờ gáy" sai phạm trong việc các công ty chứng khoán huy động vốn từ các nhà đầu tư
- Thanh Tra Chính Phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai tại TP. HCM
Sau khi bài viết "Bất thường việc gọi vốn đầu tư sinh lợi thời 4.0 của BĐS Nhật Nam" được đăng tải trên tạp chí Điện tử và Ứng dụng, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức rà soát các chi nhánh, văn phòng của Công ty Nhật Nam, cũng như các doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động huy động vốn tương tự để có biện pháp ngăn chặn, xử lý; thực hiện rà soát các cổ đông góp vốn có tài khoản hoặc giao dịch chuyển tiền tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Công văn số 7327 về việc: xử lý nội dung liên quan đến công ty cổ phần Đầu tư Thương mại BĐS Nhật Nam
Công văn tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác với BĐS Nhật Nam - Ảnh: Báo Lao Động
Hiện nay, công ty này đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng tại các tỉnh trên cả nước, lôi kéo nhiều NĐT với lợi nhuận khủng lên đến 60 - 84%/năm, kèm theo nhiều ưu đãi BĐS.
Tuy nhiên Công ty Nhật Nam chi trả lợi nhuận bằng tài khoản cá nhân (hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Quản lý thuế). Cách thức hoạt động của công ty này tương tự mô hình "Ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau), đến khi Công ty Nhật Nam hết khả năng chi trả cho NĐT.
Không chỉ Hòa Bình, mới đây, công an huyện Bảo Yên (Lào Cai) cũng ban hành văn bản với nội dung tương tự, cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia góp vốn với Công ty BĐS Nhật Nam.
Trước đó, ngày 28.8, trên MXH lan truyền hình ảnh những lẵng hoa kèm thời lời chúc của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng,... trong buổi khai trương văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh của Công ty Nhật Nam khiến dư luận xôn xao.
Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề trên, một đại diện của BĐS Nhật Nam cho rằng, các lẵng hoa trên chỉ là sự nhầm lẫn trong quá trình in ấn của nhân viên công ty.
Trước đó, Tạp chí Điện tử & Ứng dụng đã đưa tin: Khối tài sản của BĐS Nhật Nam
Được biết, BĐS Nhật Nam thành lập vào đầu tháng 7/2019 với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 50 tỷ đồng, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Bất động sản Nhật Nam. Trụ sở chính ban đầu đặt ở quận Cầu Giấy - Hà Nội, sau đó chuyển về quận Tân Bình - TP. HCM.
Cuối tháng 7/2019, doanh nghiệp chuyển mô hình kinh doanh từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng, trong đó được góp bởi 3 cổ đông là bà Vũ Thị Thúy (1983), ông Mai Thanh Tùng (1987), ông Vũ Đức Tại (1985), với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 50%, 25% và 25% cổ phần.
Được biết, BĐS Nhật Nam tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nhật Nam do bà Vũ Thị Thúy là đại diện pháp luật, được thành lập vào ngày 2/7/2019 với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 50 tỷ đồng.
Công ty này sau đó đã chuyển sang cổ phần và nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng, trong đó được góp bởi 3 cổ đông là ông Mai Thanh Tùng (sở hữu 25% vốn); ông Vũ Đức Tại (sở hữu 25% vốn); bà Vũ Thị Thúy ( sở hữu 50% vốn còn lại).
Theo lời giới thiệu của Nhật Nam thì ngoài trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, P2, Q Tân Bình, TP HCM ra thì có đến 12 chi nhánh trên cả nước. Lĩnh vực hoạt động bao gồm: Bất động sản, cafe, du lịch, Karaoke, khách sạn cao cấp,.. Dù mới hoạt động hai năm qua nhưng Nhật Nam luôn quảng cáo là một trong Top 10 Doanh Nghiệp dẫn đầu Việt Nam?
Dù tung ra màn giới thiệu đầy hấp dẫn, cùng với lời hứa hẹn về lãi suất cao ngất ngưởng của mình, song năng lực tài chính của Bất động sản Nhật Nam lại không được như kỳ vọng.
Theo thông tin trên tờ VietnamFinance thu thập được thể hiện, doanh thu các năm 2019 - 2020 của Nhật Nam ghi nhận sự tăng trưởng, nhưng xét về giá trị lại quá thấp, với chỉ 317,7 triệu đồng và 2,5 tỷ đồng. Đáng nói, Bất động sản Nhật Nam lỗ liên tiếp với 2,2 tỷ đồng mỗi năm.
Bước sang năm 2021, các chỉ số doanh thu, lợi nhuận ròng đã được cải thiện, với 35,3 tỷ đồng và 4 tỷ đồng. Tuy nhiên với khả năng sinh lời trên doanh thu là 11%/năm như trên, không rõ Bất động sản Nhật Nam dựa vào nguồn lực từ đâu để có thể trả lãi lên đến hàng chục phần trăm mỗi năm cho các nhà đầu tư, đặc biệt khi còn chưa vá xong lỗ lũy kế (400 triệu đồng).
Trong khi đó, tài sản cố định chỉ ở mức 94,6 tỷ đồng, tài sản dang dở dài hạn 3,3 tỷ đồng; hàng tồn kho 2,4 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực bất động sản, đây là các khoản mục quan trọng nhất lột tả rõ nét sức vóc, chất lượng tài sản và giá trị các dự án đã và đang triển khai của doanh nghiệp. Tại Bất động sản Nhật Nam, các con số này đã "phủ nhận" các lời tự giới thiệu đầy "hoa mỹ" của ban lãnh đạo công ty.
Cũng theo lời giới thiệu của BĐS Nhật Nam thì công ty đang sở hữu quỹ đất rộng lớn, đã có sổ đỏ... tại những vị trí đắc địa như: Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột. Điển hiện đất tại Buôn Đôn với 23.000m2 đã có 41 sổ đỏ; Phúc Quốc 70.000m2 có tới 35 lô có sổ đỏ; đất tại bến cầu Tây Ninh 120.000m2; tại Mỹ Đức Hà Nội 20 lô đất; 04 quỹ đất tại Lợi Thuận 1,2,3,4 Tây Ninh; Khu biệt thự cao cấp tại Hà Nội với 16.318m2 với 39 sổ đỏ.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận