Bán hàng online - Kênh tiếp cận khách hàng bằng công nghệ mới của nhà bán lẻ
Khi nền kinh tế gặp trở ngại do ảnh hưởng của dịch bệnh thì cách tiếp cận khách hàng thích nghi với tình hình thực tế bằng mô hình siêu thị và bán hàng online được xem như là "cứu cánh" cho hoạt động sản xuất và kinh doanh phục hồi trong năm 2021 và những năm tới.
- Chợ truyền thống trong mô hình kinh doanh hiện đại
- Dân kinh doanh online được dự báo là đối tượng của tội phạm mạng
- Lộn xộn kinh doanh online mùa dịch COVID-19
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, dịch COVID-19 thúc đẩy thị trường online phát triển; trong đó thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) online sẽ ngày càng phổ biến.
Khách hàng ở đâu - Hàng bán ở đó
Theo Giám đốc Marketing của Công ty cổ phần Công nghệ Haravan Nguyễn Mạnh Tấn cho hay, chuyển đổi mô hình bán lẻ truyền thống thành bán lẻ đa kênh offline và online dẫn đến mô hình bán lẻ đa kênh omni-chanel (khách hàng ở đâu thì bán hàng ở đó). Mô hình này cho phép đơn vị bán lẻ quản lý tập trung dữ liệu; trong đó đặt hàng và thanh toán thay đổi theo xu hướng không tiền mặt.
Kinh doanh thời đại công nghệ là phục vụ theo nhu cầu của người dùng.
Nhà bán lẻ có thể điều chuyển đơn hàng online đến offline; phân nhóm khách hàng cũ và gửi thông điệp cá nhân hoá qua SMS/Messenger. Đối với khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiện online bằng Google smart shopping.
Thống kê cho thấy, khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị có xu hướng già hóa, thuộc độ tuổi 50 - 65 tuổi; giới trẻ (18-24 tuổi) ưa chộng cửa hàng tiện lợi; còn nhóm tuổi lao động (25-34 tuổi) ưu tiên minimart. Ngoài ra, sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong kích cầu tiêu dùng; trong đó kênh siêu thị, đại siêu thị chiếm vai trò quan trong đối với các sản phẩm mới.
Một trong những xu hướng tiêu dùng của năm 2021 và những năm tiếp theo, có thể kể đến hàng nhãn riêng sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn cho chuỗi bán lẻ và còn nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua hàng nhãn riêng ở phân khúc cao cấp nhiều hơn.
Do đó, doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần sẵn sàng thích nghi nhanh với sự phân hóa và thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Điển hình, đơn vị kinh doanh chú trọng tập trung tăng cường trải nghiệm mua sắm, thanh toán, giao hàng bằng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hóa trong quản trị doanh nghiệp, vận hàng mô hình bán lẻ.
Mặt khác, xu hướng thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong mua bán hàng ngày. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp, nhà bán lẻ phải chuyển đổi mô hình bán lẻ và đa dạng loại hình bán lẻ để đảm bảo tạo tính cạnh tranh, đáp ứng sự khác biệt để phát huy tối đa thế mạnh trên cả thị trường online và offline.
Chia sẻ tầm nhìn và chiến lược trong năm 2021, cũng như những năm tiếp theo, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) cho hay, đơn vị thực hiện chiến lược có mạng lưới bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu quả, song song với phát triển thương mại điện tử, kênh mua sắm tiện ích. Điển hình, hoạt động quản trị của Saigon Co.op từng bước thay đổi gắn liền với công nghệ hóa, điện toán hóa
Về mạng lưới bán lẻ, Saigon Co.op đặt mục tiêu mở ộng mạng lưới đạt tối thiểu 2.000 điểm bán vào năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hàng nhãn riêng để thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát huy vai trò dẫn đầu thị trường về chất lượng hàng hóa.
Trong năm 2021, Saigon Co.op dự kiến dưa vào hoạt động mô hình trung tâm phân phối mới theo hướng hiện đại, góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng. Cùng với đó, Saigon Co.op triển khai mô hình thương mại điện tử (E-Commerce) và phương thức bán lẻ đa kênh (omni-channel).
Riêng trang thương mại điện tử http://Coopmart.vn được ra mắt và chính thức phục vụ khách hàng ở khu vực TP HCM sẽ tiếp tục được nâng cấp giao diện website, bổ sung các chức năng mới... phục vụ khách hàng.
Kinh doanh online - "Sức bật" của thị trường bán lẻ
Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, đại dịch COVID-19 là sự kiện ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh trong thập kỷ qua, khi tăng trưởng chạm đáy với âm 13,7% vào quý II/2020 và đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Xu hướng suy giảm tiêu dùng diễn ra trên cả nước; trong đó TP HCM, Hà Nội, Nam Trung bộ... là những khu vực bị ảnh hưởng sâu sắc nhất.
Thị trường bán lẻ ảm đạm hiện nay đang tạo được điểm nhấn nhờ kinh doanh online.
Theo đó, các nhóm tiêu dùng đang tìm cách thích nghi với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi nhóm người dân yếu thế cắt giảm chi tiêu dùng, nhóm trung lưu điều chỉnh chi tiêu mua hàng bình dân và nhóm thu nhập cao chi tiêu dùng thường hoặc tăng mạnh. Cụ thể, người dân giảm tiêu thụ những nhóm mặt hành như nước uống, tăng tiêu dùng thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bán lẻ thì điểm sáng là xuất hiện một số xu hướng tiêu dùng mới. Đại dịch COVID-19 được đánh giá đã tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh online sẽ ngày càng phổ biến.
Theo số liệu thống kê mới nhất vào thời điểm tháng 1/2021, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt đến quy mô 11,8 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng 18% hàng năm. Việt Nam đang là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hai con số.
Để phát triển thương mại điện tử thì doanh nghiệp phải tham gia vào thị trường bán lẻ nên logistics là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của hầu hết đơn vị sản xuất, kinh doanh. Bởi muốn phát triển thương mại điện tử, kênh bán hàng online cần đảm bảo và tối ưu hóa mạng lưới logistics như giao nhận, kho bãi...
Hơn thế nữa, cùng xu hướng người dân sử dụng thương mại mại điện tử, mua sắm online ngày càng tăng thì khâu giao nhận hàng hóa cũng phải trở nên cạnh tranh hơn để giữ chân khách hàng.
Gojek - nền tảng dịch vụ di động theo yêu cầu hàng đầu khu vực Đông Nam Á công bố, hiện đang kết nối hàng triệu người dùng thông qua dịch vụ chở khách (GoRide), giao hàng (GoSend) và giao đồ ăn trực tuyến (GoFood); đồng thời hỗ trợ sự phát triển của hàng chục nghìn nhà hàng, quán ăn.
Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam cho biết, nỗ lực của Gojek là tập trung hoàn thiện ứng dụng, nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ, trong đó có gia nhận hàng hóa, giúp đối tác có nguồn doanh thu tốt và ổn định từ các đơn hàng, đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của cộng đồng.
Còn một số chuyên gia cho rằng, lợi ích đối với doanh nghiệp, nhà bán lẻ khi tham gia thương mại điện tử là đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến của khách hàng, tiết kiệm chi phí...
Nhờ vào đa dạng công cụ và công nghệ mới, kênh bán hàng online cũng dễ dàng thiết lập hơn trước, còn cho phép thử nghiệm sản phẩm mới, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa/tiếp cận thị trường nước ngoài, gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận