Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19
Trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- VECOM dự đoán thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt 15 tỷ USD
- VECOM kiến nghị ưu tiên cao tiêm vắc-xin cho shipper
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom),làn sóng thứ nhất của thương mại điện tử Việt Nam diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của đại dịch Covid-19 từ tháng 2 – 4/ 2020.
Làn sóng này đã tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của thương mại điện tử. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 – 9/2021 trong đợt dịch Covid-19 thứ tư.
Khi bắt đầu đợt dịch đầu tiên đã có những lo ngại dịch bệnh sẽ tác động lớn tới đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử cho năm này cũng như cả giai đoạn năm năm tiếp theo 2021 – 2025. Tuy nhiên, diễn biến thực thế cho thấy bức tranh khá lạc quan.
Tỷ lệ tăng trƣởng đơn hàng tại các sàn thƣơng mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo “Việt Nam: Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19” Vecom công bố ngay sau đợt dịch đầu tiên cho thấy sự xuất hiện làn sóng thương mại điện tử với hai tín hiệu quan trọng.
Tín hiệu thứ nhất là người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tín hiệu thứ hai là số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số tăng mạnh.
Để nắm bắt những đặc điểm nổi bật của thương mại điện tử trong đợt dịch thứ tư, tháng 10/2021 Vecom đã khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu liên quan tới thương mại điện tử thuộc 5 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ trực tuyến, logistics và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, tiếp thị số, giải pháp kinh doanh số. Giai đoạn khảo sát từ tháng 6 – 9/2021.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong khó khăn nghiêm trọng, thương mại điện tử tiếp tục đứng vững và trải qua làn sóng thứ hai.
Thứ nhất, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.
Thứ hai, nhiều thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử, tích cực triển khai các hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới” sau đợt dịch thứ tư.
Toàn bộ hoạt động thương mại điện tử bị tác động tiêu cực trong đợt dịch thứ tư nhưng với hai đặc điểm nổi bật trên có thể thấy Làn sóng thứ hai sẽ tạo đà cho sự phát triển của thương mại điện tử trong những tháng còn lại của năm 2021 cũng như cả giai đoạn 2021 – 2025.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận