'Điều trị từ xa' - Giải pháp thích ứng tình hình của nhân loại
Nhờ vào sự thúc đẩy của COVID-19, thế giới đã có những bước tiến dài hơn với công nghệ y tế và khi đó "điều trị trực tuyến" không chỉ còn là khái niệm mà đã là thực tế đang được phát triển hiện nay.
- Hệ thống Telehealth áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai - Bước tiến mới của ngành y tế
- Bộ Y tế khánh thành 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa
- Hà Nội áp dụng khám chữa bệnh từ xa góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho người bệnh
Từ các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần đến chiếc mũ có thể kiểm tra não của bệnh nhân từ xa, các sản phẩm công nghệ phục vụ công tác "điều trị trực tuyến" đang được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu tại Web Summit 2021, một trong những hội nghị công nghệ lớn nhất thế giới, diễn ra trong tuần này tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Sử dụng công nghệ trong điều trị từ xa dường như đã trở thành một chủ đề lớn tại Web Summit 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng đến hoạt động khám, chữa bệnh trực tiếp trên thế giới. Trước đó, Web Summit 2020 đã phải diễn ra theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
"Điều trị trực tuyến" đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của công dân toàn cầu thời hiện đại.
Ông Johannes Schildt, nhà đồng sáng lập, kiêm giám đốc điều hành công ty Kry cung cấp dịch vụ đặt lịch hẹn khám bác sĩ trực tuyến, cho rằng đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng các dịch vụ y tế số này. Công ty Kry có trụ sở tại Thụy Điển, hiện hoạt động tại 5 quốc gia châu Âu, không phải là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ trên.
Công ty Calmerry, trụ sở tại Mỹ, là một trong số những công ty tư vấn đang phát triển, cung cấp dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần trực tuyến với các bác sĩ tâm lý.
Theo nhà đồng sáng lập công ty Calmerry, Oksana Tolmachova, với phí dịch vụ từ 42 USD/tuần, dịch vụ này với mục đích chính là giúp người dân có thể tiết kiệm chi phí điều trị.
Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác giúp giải quyết tình trạng trầm cảm và lo lắng ngày càng gia tăng trên khắp thế giới trong đại dịch COVID-19. Ứng dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần Woebot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trò chuyện với người bệnh.
Dù một số người không hài lòng với ý tưởng "trút bầu tâm sự" với một phần mềm, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm sự với một con người ảo có thể giúp bệnh nhân cởi mở hơn.
Nhà sáng lập Woebot, đồng thời là một nhà tâm lý học Alison Darcy, không tin rằng các ứng dụng trò chuyện như trên có thể thay thế hoàn toàn vai trò của các nhà trị liệu tâm lý và AI cũng được chứng minh là bị hạn chế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng các phần mềm này có thể giúp giảm bớt sự thiếu hụt lực lượng bác sĩ tâm lý.
Trong khi đó, nhà đồng sáng lập công ty Neuroelectrics có trụ sở tại Barcelona, Tây Ban Nha, Ana Maiques, cho biết một chiếc mũ do công ty này phát triển còn có thể kiểm tra não của bệnh nhân khi bệnh nhân đang ở nhà.
Dù đem lại nhiều hiệu quả, song những người có quan điểm phản đối việc khám, chữa bệnh trực tuyến cho rằng hình thức này có thể không phát hiện được những trường hợp nghiêm trọng hơn.
Một số doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho rằng trong tương lai sẽ kết hợp cả 2 hình thức khám và điều trị trực tuyến cũng như trực tiếp.
Bên cạnh đó, vẫn còn một thách thức nữa là dù hình thức khám, điều trị đã thay đổi trong những năm gần đây, nhưng việc ứng dụng các dịch vụ y tế số này còn cần phải được luật pháp ở các quốc gia cho phép. Hiện Pháp và Đức đã bắt đầu cho phép sử dụng một số phần mềm công nghệ trong điều trị bệnh nhân từ xa.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận