An toàn thông tin cho điện toán đám mây - Mục tiêu cao nhất trong phát triển quốc gia số
Điện toán đám mây sẽ là nền tảng chính trong quá trình thực hiện quốc gia số do đó Bộ TT&TT đã xác định việc bảo đảm an toàn cho nền tảng này sẽ là nhiệm vụ chủ lực và cần tập trung phát triển trong thời gian tới.
- CMC Cloud - nền tảng Cloud duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp với AWS, Microsoft và Google
- Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud
- VMware 5G Telco Cloud Platform - Hoàn thiện mạng 5G trên nền điện toán đám mây
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã xác định, nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 - 10 năm tới.
Đồng thời, Bộ TT&TT cũng xác định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng số cho phát Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. “Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới”, ông Lịch nhấn mạnh.
Dịch vụ điện toán đám mây được coi là nền tảng quan trọng trên hành trình xây dựng quốc gia số.
Theo dự báo, đến năm 2025 thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 40%. Đặc biệt, trong năm 2020 này, dịch Covid-19 đã tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt tới 40%.
Như vậy, về mặt thị trường thì điện toán đám mây là một "miếng bánh" tương đối lớn cho các doanh nghiệp. Còn ở góc độ quốc gia, với tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, đồng thời thực hiện chủ trương Make in Vietnam, các doanh nghiệp trong nước phải phát triển, làm chủ nền tảng hạ tầng này.
Ông Lịch nhấn mạnh, để phát triển các nền tảng điện toán đám mây Việt Nam theo đúng định hướng và bài bản, Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia đã ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây này gồm tổng cộng 153 tiêu chí. Trong đó có 84 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về tính năng mà nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng; 69 chỉ tiêu, tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin. “Một nền tảng điện toán đám mây đạt 153 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật này thì đó thực sự là một nền tảng cung cấp dịch vụ hiện đại và an toàn”.
Sau khi Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về giải pháp nền tảng điện toán đám mây, thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục ATTT, Bộ TT&TT đang triển khai đánh giá và sắp tới sẽ có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn.
Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Viettel IDC cho biết: với dịch vụ điện toán đám mây, thị trường phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Riêng Viettel, tốc độ phát triển gấp đôi bình thường từ 60 đến 80%. Thị trường đầy tiềm năng trong khi doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm dưới 20% con số mà người dùng đang chi trả. Như vậy, chúng ta còn khoảng khai thác rộng về thị trường.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam cho rằng, câu chuyện bảo mật ATTT cho điện toán đám mây không phải chỉ của riêng Việt Nam mà trên thế giới cũng rất quan tâm. Lĩnh vực này tại Việt Nam còn mới nên mọi người lo lắng nhiều nhưng không phải không có cơ sở.
Trong 2 năm trở lại đây, phỏng vấn khách hàng Viettel IDC về chuyển đổi ứng dụng lên cloud thấy họ dần quen với môi trường mới; đội ngũ chuyên gia đã thay đổi cách nhìn nhận, ý niệm về công nghệ mới và giảm thiểu lo lắng.
Thực tế đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết. ATTT trên đám mây là nút thắt cần giải quyết nhưng hiện nay đã có lớp khách hàng đi trước là case study để khách hàng đi sau học tập và cảm nhận, mạnh dạn đưa ứng dụng lên đám mây. Đánh giá sự bền vững, dịch vụ vẫn có lúc "chết" ở Mỹ.
Nếu data center chỉ có 1 thì sẽ rủi ro nhưng nếu có 2 thì có khả năng backup, 70 đến 80% dịch vụ có thể khôi phục ngay. Ngoài ra, còn tùy thuộc nhà cung cấp đầu tư cho data center thuộc cấp độ mấy.
Ví dụ, Viettel IDC có hai data center ở Hà Nội và Bình Dương đạt cấp độ ba, 99,98% available… Viettel vận hành hầu như chưa thất bại. Tuy nhiên, ngoài đầu tư về tiền còn cần hệ thống đội ngũ kỹ thuật vì công nghệ luôn thay đổi và mọi chứng chỉ khách hàng yêu cầu liên tục phải cập nhật. Với các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VNPT và Viettel, độ bền vững của hạ tầng cung cấp dịch vụ sẽ được đảm bảo.
Ông Bùi Hoàng Anh. Giám đốc Kinh doanh CMC Cloud cho rằng, khách hàng cũng băn khoăn về tính bảo mật của CMC. Có nhiều yếu tố cấu thành như data center, đội ngũ kỹ thuật xử lý sự cố. Ví dụ, trong một bộ phận kinh doanh của CMC Cloud, tỉ lệ sự cố gần như không có và tỉ lệ khách hàng hài lòng 99%, hơn 200 success story vận hành trơn tru.
Còn theo ông Tống Mạnh Cường Giám đốc sản phẩm, Công ty VNPT IT, có 2 vấn đề, đó là người dùng có trả tiền để sử dụng dịch vụ thực sự an toàn không và yếu tố lòng tin. Việt Nam là một hạt nhân của thế giới, chính phủ Mỹ dùng dịch vụ đám mây của Mỹ, là cuộc đấu giữa Microsoft và AWS. Chính phủ Mỹ cũng dùng thì không có lý do gì chúng ta không dùng.
Các doanh nghiệp cho rằng, để kích cầu dịch vụ điện toán đám mây, Chính phủ nên có hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thực sự. Đó là cái cầu để đơn vị cung cấp dịch vụ vào.
Nếu Chính phủ thực hiện công tác cung cấp Cổng dịch công quốc gia, sẽ có đơn vị cung ứng. Cloud có các hình thức: hạ tầng để cõng ứng dụng, dữ liệu… Chính phủ cũng phải xây dựng hạ tầng đám mây của Chính phủ để đưa tất cả dịch vụ lên.
Đó là cơ hội của các doanh nghiệp, khi có người dùng, khi có cầu thì cung mới lên được. Cầu chưa có thì cung phải loay hoay. Chính phủ, các bộ ban ngành cần thúc đẩy cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khối đơn vị hành chính sự nghiệp công.
Ví dụ, các Sở TT&TT là những đơn vị đi đầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin triển khai đám mây công cộng. Như thế, doanh nghiệp mới có đất để diễn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận