Mục tiêu chuyển đổi số toàn diện đến 2030 liệu có 'quá sức" với Hòa Bình?
Trụ cột xã hội số xếp hạng 60/63 cho thấy khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp trong việc thụ hưởng các thành quả của quá trình chuyển đổi số bị hạn chế, nên việc Hòa Bình đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn diện đến năm 2030 sẽ đối diện khó khăn rất lớn trong chiến lược chung của quốc gia.
- Hòa Bình: Xã Phú Thành nỗ lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới
- Hé lộ những bí ẩn trong thư gửi thế hệ mai sau ở Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- NMTĐ Hòa Bình mở rộng sẽ được sử dụng công nghệ hiện đại
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Hoabinh.gov.vn
Tại Diễn đàn Đối thoại phát triển địa phương 2021 được tổ chức tại Hà Nội ngày 13/7/2021, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, chuyển đổi số là xu hướng của thời đại khi nền tảng công nghệ nói chung và kết nối Internet nói riêng đã rất phát triển. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức, từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân.
XEM THÊM: An toàn thông tin trong chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ điện tử
Theo quan điểm của ông Nguyễn Xuân Thắng, chuyển đổi số cần quan tâm 3 yếu tố cơ bản, trong đó yếu tố hạ tầng công nghệ là không thể thiếu nhưng chỉ là nhân tố quyết định về chất lượng chuyển đổi.
Trong khi đó, vấn đề cải cách thể chế, chính sách là không kém phần quan trọng khi công nghệ đang ngày càng chi phối các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thậm chí là đã hình thành những mô hình kinh doanh chưa từng có, cùng với những cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm.
Ông Thắng nhấn mạnh: Yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình chuyển đổi số vẫn là con người, khi đây là yếu tố tham gia trong mọi quá trình chuyển đổi số từ lúc bắt đầu cho đến cả quả trình ứng dụng sau này của quá trình đó. Trong đó, người lãnh đạo ở các cấp phải có nhận thức, quyết tâm và tài tổ chức thực hiện, cùng với nguồn nhân lực phải được đào tạo các kỹ năng phù hợp trong không gian số.
Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT năm 2020 (Vietnam ICT Index 2020) do Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng, Hòa Bình được đánh giá ở mức thấp, xếp hạng 46/63 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, chưa đạt với mức bình quân so với các tỉnh, thành phố trong khu vực, tụt 8 bậc so với năm 2019.
Cùng với đó hạ tầng viễn thông của tỉnh vẫn còn những hạn chế như đầu tư phát triển mạng ít được thực hiện theo kế hoạch dài hạn, các hạng mục đầu tư chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt dẫn đến sự bất cập về phát triển hạ tầng mạng; hạ tầng viễn thông sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
XEM THÊM: Cổng Du lịch thông minh Hoà Bình - Bước chạy đà cho ngành kinh tế mũi nhọn
Theo Quyết định số 2436/QĐ-UBND 9/10/2020, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Hòa Bình trở thành một trong các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số khá về Chính phủ số, kinh tế số của cả nước; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Kế hoạch Chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu tỉnh Hòa Bình phát triển cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Hình thành các nền tảng dữ liệu mở phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GDP; Góp phần nâng năng suất lao động hàng năm tăng từ 8%;
Đồng thời, phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, bằng việc phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, mạng di động 5G và tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2020) đã xếp hạng Hòa Bình đứng thứ 53/ 63 tỉnh, thành phố, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, Hòa Bình tăng 2,22% so với năm 2019.
Trong thông tin xếp hạng đánh giá chuyển đổi số quốc gia 2020 (DTI 2020) mới được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, xếp hạng 3 trụ cột chuyển đổi số, Hòa Bình xếp hạng 60/63 về xã hội số, 46/63 về kinh tế số, đặc biệt xếp hạng 16/63 về chính quyền số, đứng thứ 38 về xếp hạng DTI 2020 so với các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bảng xếp hạng DTI 2020 cấp tỉnh. Ảnh: Chụp từ Báo cáo DTI 2020
Chỉ số chính quyền số cao thể hiện ở quyết tâm chính trị, quyết liệt triển khai của toàn hệ thống chính trị, tỉnh Hòa Bình đã ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch về chuyển đổi số.
Đến nay, Hòa Bình cung cấp 620 dịch vụ công (DVC) mức độ 3 và 912 DVC mức độ 4, tích hợp cung cấp 534 DVC trực tuyến với Cổng DVC quốc gia đã góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, đảm bảo chính xác, kịp thời trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đưa vào hoạt động thí điểm Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân, doanh nghiệp.
Phát triển Chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn, dẫn dắt chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số để người dân giàu hơn. Phát triển xã hội số để người dân hạnh phúc hơn.
Xã hội số là trụ cột quan trọng đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi số. Để có thể thay đổi xếp hạng 60/63, Hòa Bình sẽ gặp phải thách thức rất lớn trong thực hiện kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng cũng như là nhân tố đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đối số.
Tuy nhiên, với những gì đã được triển khai tại địa phương, với chỉ số xã hội số của tỉnh Hòa Bình đã phản ánh kết quả ban đầu không mấy lạc quan để đạt được mục tiêu chuyển đổi số toàn diện năm 2030.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận