Thủ tướng thông qua thông điệp "Chống dịch là 5K cộng vắc xin và công nghệ"
Thông điệp trên được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất bên cạnh tuyên truyền chống dịch toàn dân thực hiện 5K, Việt Nam sẽ tận dụng các yếu tố công nghệ và vắc xin vào công tác chống dịch và đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính thông qua trong cuộc họp trực tuyến giữa thường trực chính phủ với 63 tỉnh, thành phố ngày 29/5.
- "Việt Nam ơi! Đánh bay COVID" - Viết tiếp tinh thần vượt qua khó khăn của dân tôc Việt
- "Virus tin giả" - Chống dịch COVID-19 thời công nghệ
- Với công nghệ Việt Nam có thể chuyển từ phòng ngự sang tấn công COVID-19
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, các nghiên cứu gần đây cho thấy, kết hợp đeo khẩu trang và tạo sự thông thoáng sẽ giảm rất đáng kể lây lan dịch bệnh.
Bộ cũng đã triển khai vòng đeo tay giám sát cách ly tại nhà, bắt đầu triển khai từ 1/6 và trước mắt sẽ thực hiện cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bộ trưởng Nguyễn mạnh Hùng cho hay, ngày hôm nay 29/5, Bộ TT&TT đã thành lập trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19, thống nhất một đầu mối toàn quốc về công nghệ, vừa phát triển giải pháp vừa vận hành khai thác hiệu quả ứng dụng của công nghệ trong phòng, chống dịch. Theo đó, các ứng dụng công nghệ đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu.
“Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT và Bộ Y tế quyết định một số ứng dụng công nghệ áp dụng bắt buộc trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây cũng là một một bước tiến quan trọng cho việc chủ động phòng, chống Covid-19 hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các giải pháp công nghệ này không chỉ áp dụng cho phòng, chống Covid-19, mà còn có thể sử dụng lâu dài cho các đại dịch truyền nhiễm khác có thể xảy ra trong tương lai.
Do đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT đề xuất thông điệp phòng, chống dịch Covid-19 bây giờ phải là “5K cộng vắc xin và công nghệ” và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thông điệp này.
Về định hướng thông tin trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT sẽ hướng truyền thông nhiều hơn vào trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức để hiểu rằng, bảo vệ cộng đồng là bảo vệ chính mình, tổ chức mình và bảo vệ đơn vị mình.
Tuyên truyền về các giải pháp mới, cách làm mới, chủ động tấn công, về thực hiện mục tiêu kép; nỗ lực của chính quyền trong phòng, chống covid-19, về đẩy mạnh thương mại điện tử...
Tuyên truyền để củng cố niềm tin cho người dân trong phòng, chống dịch, niềm tin vào việc Việt Nam cũng như thế giới sẽ ngăn chặn được đại dịch này.
Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương quyết tâm cao hơn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, thực hiện phương châm phòng chống từ xa, từ sớm, từ trước khi có dịch. Đặc biệt, thông điệp phòng, chống dịch bây giờ thay vì 5K cộng vắc xin thì thành “5K cộng vắc xin và công nghệ” như đề xuất của Bộ TT&TT.
Theo Thủ tướng, về tổng thể, Việt Nam đang kiểm soát được dịch, nhưng cục bộ thì có một số địa phương đang có nhiều khó khăn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.
Nguồn lây nhiễm hiện nay có từ cộng đồng, từ khu công nghiệp, hoạt động tôn giáo....Bên cạnh đó, hiện nay theo báo cáo của ngành y tế thì biến chủng virus lần này là biến chủng lai tạo, nguy hiểm và phức tạp hơn.
Những vấn đề nói trên theo Thủ tướng, có từ nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chủ quan vẫn là chính, một số địa phương, cơ quan, đơn vị... mất cảnh giác, chủ quan; không nắm chắc, không đánh giá đúng tình hình để có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời.
Một bộ phận nhân dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác cộng với thiếu nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống dịch...
“Những nguyên nhân đó đang tạo ra sự lây lan nhanh dịch bệnh trong cộng đồng”, Thủ tướng khẳng định.
Qua đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, nhất là người lãnh đạo phải bám sát tình hình, chỉ đạo kịp thời, đúng hướng với các giải pháp khả thi và hiệu quả.
Tập trung huy động mọi nguồn lực trong phòng, chống dịch; huy động các nguồn lực con người, vật chất, trong việc xây dựng quỹ mua vắc xin phòng dịch. Các địa phương và bộ, ngành phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong cơ chế, chính sách.
“Thời gian quan chúng ta đã đạt kết qủa chung rất tốt của các cấp, các ngành trong phòng, chống Covid-19, đặc biệt góp phần quan trọng vào thành công của công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng biểu dương các địa phương, nhất là lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an và toàn dân đã tích cực cho công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng yêu cầu xử nghiêm các hành động, hoạt động, vi phạm kỷ luật, kỷ cương trong phòng, chống dịch.
Nhắc lại tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng yêu cầu “phải tổng tiến công toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa” để khoanh vùng, dập dịch.
Khi áp dụng các ứng dụng công nghệ, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam có thể đạt được các hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19 dựa vào các tiêu chí sau: Sớm hơn: Sớm phát hiện người nhiễm bệnh thông qua xét nghiệm chủ động, xét nghiệm sàng lọc. Nhanh hơn: Truy vết nhanh hơn thông qua công nghệ, thay vì tuần là vài giờ. Chính xác hơn: Phát hiện chính xác những người tiếp xúc gần bằng công nghệ, có thể giảm F1 đi hàng chục lần. Triệt để hơn: Mỗi mầm bệnh sẽ tạo ra một mạng lưới những người nhiễm bệnh. Nhiều người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát hiện, nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ sẽ phát hiện ra toàn bộ mạng lưới liên quan. Bình thường hơn: Khi ứng dụng công nghệ vào phòng, chống Covid-19, ai bị nhiễm thì điều trị, ai tiếp xúc gần thì cách ly, những người còn lại vẫn đi làm, sống cuộc sống bình thường với việc thực hiện 5K cộng vắc xin và công nghệ. Lâu dài hơn: Là vắc xin tiêm phòng. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận