"Cuộc chiến" công nghệ thế giới sẽ thiết lập sự bình đẳng giữa các nhà phát triển
Thị trường công nghệ hiện nay đang chứng kiến những vượt bậc mỗi ngày nhưng cùng với đó là những làn sóng tẩy chay công nghệ từ các quốc gia để qua đó có thể tạo sân chơi bình đẳng giữa các nhà phát triển cũng như lành mạnh hoá sâu chơi chung của thế giới.
- 6G - Cuộc đua mới của các nhà phát triển mạng viễn thông
- Bài toán đau đầu của các nhà phát triển ví điện tử: "Lấy lý do gì mà tôi phải đưa tiền cho ông?"
- Các nhà phát triển mạng 5G trên thế giới thay thế Huawei liệu có dễ
An ninh quốc gia - Trọng tâm của cuộc chiến công nghệ
Hồi tháng 6/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn thêm một năm sắc lệnh hành pháp được ban hành hồi tháng 5/2019 về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ của Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông do các công ty gây rủi ro về an ninh quốc gia cung cấp, mà cụ thể ở đây là các tập đoàn Huawei và ZTE Corp của Trung Quốc.
Mỹ cũng đang cố gắng thuyết phục các đồng minh loại Huawei khỏi các mạng điện thoại với lý do Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị của Huawei để phục vụ mục đích không hợp pháp.
Tuy nhiên, Huawei - tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - đã nhiều lần phủ nhận điều này. Trước đó, Mỹ đã chặn các lô hàng chất bán dẫn cho Huawei từ các nhà sản xuất chip toàn cầu.
Theo các nguồn thạo tin, nhà chức trách Pháp đã thông báo với các công ty viễn thông có kế hoạch mua thiết bị 5G từ Huawei rằng họ sẽ không được cấp mới giấy phép sử dụng các thiết bị này khi chứng nhận hết hạn. Điều này có nghĩa là trong tương lai, Paris sẽ loại Huawei khỏi các mạng di động của Pháp.
Cơ quan An ninh mạng Pháp cho biết các giấy phép được cấp cho thiết bị của Huawei chỉ có thời hạn từ 3 đến 5 năm, trong khi phần lớn giấy phép dành cho các thiết bị của những đối thủ châu Âu như Ericsson hoặc Nokia đều có thời hạn đến 8 năm.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra sắc lệnh yêu cầu các công ty viễn thông nước này loại hoàn toàn các thiết bị 5G của Huawei vào năm 2027. Bộ trưởng Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Oliver Dowden nêu rõ quyết định trên sẽ khiến việc triển khai mạng 5G bị chậm 2-3 năm và chi phí sẽ tăng 2 tỷ bảng (2,5 tỷ USD).
Theo ông, đây là một quyết định không dễ dàng nhưng là một quyết định đúng đắn cho các mạng viễn thông của Anh, cho an ninh quốc gia và cho nền kinh tế, trong cả trước mắt và lâu dài.
Còn theo các nguồn thạo tin, công ty viễn thông Telecom Italia (TIM) đã loại Huawei khỏi gói đấu thầu thiết bị cốt lõi cho mạng 5G mà TIM đang chuẩn bị xây dựng ở Italy và Brazil.
Một nguồn tin cho biết danh sách các nhà cung cấp được TIM mời thầu bao gồm Cisco, Ericsson, Nokia, Mavenir và Affirmed Networks – công ty vừa mới được Microsoft mua lại.
Cố vấn Thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro cho rằng Tổng thống Trump có thể sẽ có "hành động kiên quyết" đối với các ứng dụng truyền thông xã hội TikTok và WeChat của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox News, ông Navarro nêu rõ tất cả dữ liệu được người dùng chia sẻ lên các ứng dụng di động nói trên có thể được chia sẻ với Chính phủ Trung Quốc.
Ngoài ra, các ứng dụng này cũng có thể được sử dụng để đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, theo ông Navarro, Tổng thống Trump có thể sẽ đưa ra các "hành động mạnh mẽ" liên quan vấn đề này.
Ngày 22/7 Ủy ban thượng viện về an ninh nội địa Mỹ đã thông qua đề xuất cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp. Dự luật sẽ được đưa ra biểu quyết ở toàn Thượng viện.
Ứng dụng TikTok hiện có khoảng 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, số người dùng TikTok tại Mỹ là hơn 52 triệu người, tăng 12 triệu người dùng trong thời gian dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ứng dụng này đặc biệt phổ biến với người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi. Trong khi đó, WeChat - thuộc sở hữu của công ty Tencent - là ứng dụng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng.
Theo các chuyên gia, TikTok đã phát triển quá nhanh nên kết quả là có phản ứng gay gắt của các đối thủ, những người sử dụng các phương pháp phi kinh tế để cạnh tranh với TikTok.
Ông Wang Peng, Phó Giáo sư tại Viện Nghiên cứu tài chính Chungyang, Đại học Nhân dân Trung Hoa, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, nếu nói về ứng dụng di động cụ thể, TikTok đã tăng trưởng vượt bậc và trở nên rất phổ biến.
Tuy vậy, do TikTok được Trung Quốc -một quốc gia cạnh tranh quyết liệt với Mỹ trên thị trường công nghệ toàn cầu - phát triển nên ứng dụng này trở thành một mối quan ngại đối với Washington.
Chặn Huawei - Tạo cơ hội cạnh tranh cho những người đi sau
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 24/7 cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị 5G cho họ, một động thái thu hẹp sự hiện diện của Huawei khi Mỹ hối thúc EU “tiếp bước” Vương quốc Anh trong việc cấm Huawei tham gia các dự án phát triển mạng 5G tại châu Âu.
Hồi tháng 11/2019, EU nhất trí áp dụng quy định nghiêm ngặt đối với các nhà cung cấp 5G để giảm thiểu những rủi ro an ninh mạng đối với hệ thống mạng 5G – được coi là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh.
Chiến lược trên của EU bao gồm giảm bớt sự phụ thuộc của các nước và các hãng viễn thông vào một nhà cung cấp. Nhà sản xuất thiết bị 5G số 1 thế giới là Huawei phải cạnh tranh với Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển).
EC cho rằng mặc dù các nước EU đã đạt được một số tiến triển trong việc giảm bớt sự phụ thuộc nói trên song vẫn còn nhiều việc làm phải làm. Theo EC, tiến triển trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào những nhà cung cấp 5G có rủi ro cao là điều rất cấp thiết cùng với việc giảm sự phụ thuộc tương tự ở cấp độ EU.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà cung cấp viễn thông châu Âu, từng hợp tác với Huawei, đã bỏ đối tác Trung Quốc để chuyển sang dùng thiết bị của Ericsson: Telefónica tại Đức, Bristish Telecom tại Anh, Bell của Canada, Orange của Pháp.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, ngoài lý do chính trị, một số nhà cung cấp viễn thông chú ý đến giá thành thiết bị của Huawei, có thể sẽ đắt hơn do những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.
Trong vòng bốn tháng tới (đến hết tháng 10/2020), Huawei sẽ không thể mua chip điện tử có công nghệ của Mỹ, trong khi đây lại là thành phần quan trọng để trang thiết bị mạng 5G có thể hoạt động được.
Theo giới quan sát, việc Mỹ đang ngày càng gia tăng áp lực để ngăn chặn Huawei tham gia phát triển mạng 5G có thể mở ra cơ hội cho các công ty công nghệ như NEC (Nhật Bản) và Samsung (Hàn Quốc). Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn đang "chờ đón" những công ty này.
NEC hiện có một số lợi thế, bao gồm quan hệ đối tác tại Nhật Bản với nhà điều hành di động Rakuten. Hai công ty này đã hợp tác về xây dựng mạng 4G và hiện đang cùng phát triển hệ thống 5G.
NEC cũng là công ty hàng đầu về cáp ngầm, mạng cáp quang và phần mềm quản lý logistics như Netcracker – vốn khá phổ biến với các nhà khai thác mạng ở châu Âu.
Cuối tháng Sáu, NEC đã công bố quan hệ hợp tác với nhà điều hành mạng NTT của Nhật Bản như một phần để tăng tốc độ phát triển mạng 5G của mình.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận