Nới lỏng giãn cách, làng nghề gỗ Hà Nội đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng online
Từng gián đoạn sản xuất do dịch COVID-19, làng nghề gỗ Vạn Điểm (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đang nỗ lực để khôi phục sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng online, chuẩn bị cung ứng hàng hoá cho những tháng cuối năm.
- Bán hàng online - Bí kíp tự cứu mình của các thành phần kinh tế thời COVID-19
- 'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
- Chiến lược để bạn trở thành chuyên gia bán hàng online mà không một lần vấp ngã
Có ngày chỉ làm để giữ... việc
Đóng xưởng đã gần 2 tháng nay, anh Phạm Đình Hải (SN 1987, chủ xưởng sản xuất ởlàng nghềgỗ Vạn Điểm) đang tất bật dọn dẹp để quay trở lại guồng làm việc. Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, xưởng của anh Hải đã phải cắt giảm nhân công, tìm cách duy trì xưởng sản xuất để công việc không bị gián đoạn.
Xưởng sản xuất của anh Hải đang tất bật dọn dẹp để quay trở lại guồng làm việc. Ảnh: Lan Nhi
Trước đó, do khâu vận chuyển gặp khó vì dịch COVID-19 nên nhiều hàng hoá tại các xưởng sản xuất ở Vạn Điểm đều bị "đóng băng". Sản phẩm làm xong bị ùn ứ, chất đống tại chỗ hoặc nhiều người phải hoãn lịch hẹn giao hàng cho khách cả tháng nay.
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xưởng của anh Hải phải đóng cửa, nghỉ dịch gần 2 tháng. Ảnh: Lan Nhi
Anh Hải chia sẻ: "Trong thời gian nghỉ dịch gần 2 tháng, xưởng của tôi vẫn tính công đều đặn cho thợ để duy trì công việc. Dịch bệnh đã được kiểm soát, thời gian này, tại xưởng đang hoàn thiện các mối ghép, chi tiết nhỏ ở bàn ghế để kịp thời gian giao hàng cho khách".
Theo anh Hải, do ảnh hưởng chung bởi dịch COVID-19 khiến thu nhập của xưởng giảm mạnh khoảng 50-60%. Trước kia, thu nhập của xưởng anh ước tính là 300 triệu đồng/tháng, nhưng giờ chạm đáy chỉ còn khoảng 80-90 triệu đồng/tháng. Xe vận chuyển đã được nối lại thông suốt nên nhiều xưởng tại Vạn Điểm cũng đang tất bật dọn dẹp, thuê thêm nhân công làm việc.
Nguyên liệu gỗ được nhiều xưởng sản xuất chất thành đống để dự trữ cho những chuyến hàng cuối năm. Ảnh: Lan Nhi
Ông Hoàng Hữu Thông (SN 1974, làng nghề gỗ Vạn Điểm) cũng tâm sự: "2 tháng dịch bệnh, cửa hàng cũng phải đóng cửa triền miên. Hiện tại, tôi đang rà soát, chuẩn bị gửi hàng hóa đi các tỉnh thành cho khách đã đặt từ trước dịch. Những doanh nghiệp có vốn duy trì thì đỡ lo hơn. Áp lực nhất là những hộ kinh doanh phải đi vay vốn ngân hàng tiền tỉ. Thu nhập giảm mạnh, nếu không đóng lãi đúng hạn thì nợ xấu, buộc phải đi vay nặng lãi bên ngoài để bù vào".
Xoay xở để phục hồi
Sau khi Hà Nội chuyển trạng thái sang thích ứng với dịch bệnh, hoạt động giao thương được tạo điều kiện thuận lợi hơn, lúc này, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Vạn Điểm đang từng bước hồi phục sản xuất.
Một số doanh nghiệp gỗ tại đây thậm chí còn bắt nhịp xu hướng, đưa hàng quảng bá rầm rộ trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Tiki...
Để giữ thợ lành nghề làm việc, không ít doanh nghiệp đã nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, thay vì tập trung một chỗ. Doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho công nhân ăn, ngủ tại xưởng nhằm hạn chế tiếp xúc, giúp người lao động có thêm thu nhập đều đặn trong mùa dịch.
"Để thu hút thêm khách hàng mới, tôi thường xuyên phải cập nhật các mẫu mã sofa, bàn ghế gỗ đa dạng, nhiều chất liệu kèm theo bảng giá đăng tải công khai trên fanpage, mạng xã hội facebook. Đôi lúc cửa hàng cũng phải chấp nhận bán giá “mềm” hơn trước để kích cầu, đảm bảo doanh thu" - nhân viên bán hàng nội thất ở làng gỗ Vạn Điểm cho hay.
Nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất tạo điều kiện cho công nhân ăn, ngủ tại xưởng nhằm hạn chế tiếp xúc, tăng thu nhập trong mùa dịch. Ảnh: Lan Nhi
Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Kỳ Tài - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Điểm cho biết việc thông thương hàng hóa được tạo điều kiện hơn trong thời gian này sẽ giúp các doanh nghiệp ở đây nhanh chóng đẩy hàng giao tới khách, tránh tình trạng đọng vốn, có thêm nguồn lực để trả lương cho người lao động.
Đồng thời, theo ông Tài, các doanh nghiệp ở Vạn Điểm đang triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh các kênh bán hàng cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm khuyến khích người dân duy trì sản xuất tại làng nghề.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận